Hủy nguyên liệu thực phẩm chức năng hết hạn thực hiện như thế nào? Thực phẩm chức năng hết hạn có bị truy nguyên nguồn gốc hay không?

Hiện công ty tôi cần hủy nguyên liệu và thành phẩm thực phẩm chức năng hết hạn. Nhưng chưa rõ thủ tục hồ sơ tiến hành như thế nào ? Ngoài ra tôi muốn hỏi thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh thì có được không ghi dòng chữ “ Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” hay không?

Hủy nguyên liệu thực phẩm chức năng hết hạn thực hiện như thế nào?

Liên quan đến vấn đề này thì hiện nay, Điều 17 Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng chỉ có quy định chung như sau:

“Điều 17. Xử lý thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không bảo đảm an toàn có trách nhiệm xử lý thực phẩm đó và chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, Thông tư này chỉ quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất có trách nhiệm xử lý thực phẩm chức năng không đảm bảo an toàn mà không có hướng dẫn cách thức xử lý cụ thể. Ngoài ra thì cũng không có quy định nào khác hướng dẫn về vấn đề này.

Do đó, trường hợp này chị nên liên hệ với Sở Y tế địa phương để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể vấn đề.

Hủy nguyên liệu thực phẩm chức năng hết hạn thực hiện như thế nào?

Hủy nguyên liệu thực phẩm chức năng hết hạn thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)

Thực phẩm chức năng hết hạn có bị truy nguyên nguồn gốc hay không?

Tuy nhiên việc thực phẩm chức năng hết hạn mà đã được xuất ra thị trường thì không đảm bảo an toàn do đó phải thực hiện việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm theo quy định tại Điều 18 Thông tư 43/2014/TT-BYT, cụ thể như sau:

"Điều 18. Truy nguyên nguồn gốc sản phẩm vi phạm
1. Việc truy nguyên nguồn gốc được tiến hành tại nơi đóng gói cuối cùng của sản phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, chất lượng, an toàn nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra.
2. Việc truy nguyên nguồn gốc các nguyên liệu là nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm được điều tra tại cơ sở là xuất xứ của sản phẩm vi phạm và thông qua các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để truy nguyên đến tận cùng cơ sở cung cấp nguyên liệu hoặc vùng sản xuất nguyên liệu."

Thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh thì có được không ghi dòng chữ "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về ghi nhãn đối với thực phẩm chức năng như sau:

"Điều 11. Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây:
1. Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc.
2. Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau:
a) Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc
b) Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần.
3. Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm.
4. Phải ghi cụm từ “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác nếu có. Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm."

Chiếu theo quy định trên thì không có trường hợp loại trừ cho bất kì loại thực phẩm chức năng nào.

Vì vậy đối với thực phẩm chức năng có hỗ trợ chữa bệnh cũng phải ghi cụm từ “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” theo đúng quy định.

Ngoài ra khi quảng cáo thực phẩm chức năng cũng phải truyền tải nội dung này, cụ thể theo quy định tại Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BYT như sau:

"Điều 7. Quảng cáo thực phẩm chức năng
1. Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về quảng cáo.
2. Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường."


Thực phẩm chức năng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thực phẩm chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn có thể đi tù chung thân? Người phạm tội này có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
Pháp luật
Có được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc không? Có những hình thức kê đơn thuốc nào theo quy định?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?
Pháp luật
Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng đăng ký xét tặng Giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa cần đảm bảo được điều kiện nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường có buộc phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm không?
Pháp luật
Đối tượng kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi là ai? Quy trình tiếp nhận biểu mẫu kê khai này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng là đối tượng của việc đăng ký nội dung quảng cáo gồm những thực phẩm nào? Thực phẩm chức năng là gì?
Pháp luật
Chế tài khi doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm chức năng
3,021 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm chức năng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào