Huy chương vàng thế vận hội Paralympic được thưởng bao nhiêu tiền? Thế vận hội Paralympic được tổ chức ở đâu?
Huy chương vàng thế vận hội Paralympic được thưởng bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP về mức tiền thưởng đối với vận động viên lập thành tích tại các Đại hội, Giải thể thao Quốc tế dành cho người khuyết tật:
PHỤ LỤC II
MỨC THƯỞNG ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN LẬP THÀNH TÍCH TẠI CÁC ĐẠI HỘI, GIẢI THỂ THAO QUỐC TẾ DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT | Tên cuộc thi | HCV | HCB | HCĐ | Phá kỷ lục |
I | Đại hội thể thao | ||||
1 | Paralympic | 220 | 140 | 85 | + 85 |
2 | Paralympic trẻ | 45 | 30 | 20 | + 20 |
3 | Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (ASIAN PARA Games) | 80 | 50 | 30 | +30 |
4 | Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á | 25 | 15 | 10 | +10 |
Như vậy, nếu vận động viên tham gia thế vận hội Paralympic đạt được huy chương vàng sẽ được thưởng 220 triệu đồng, trường hợp vận động viên phá kỷ lục sẽ được thưởng thêm 85 triệu đồng.
Huy chương vàng thế vận hội Paralympic được thưởng bao nhiêu tiền? Thế vận hội Paralympic được tổ chức ở đâu? (Hình từ Internet)
Thế vận hội Paralympic được tổ chức ở đâu?
Căn cứ theo Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có quy định như sau:
NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NĂM 2024
...
7. Củng cố, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật nhiếp ảnh, quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa. Nâng cao chất lượng hiệu quả, chú trọng xây dựng và phát triển nền nghệ thuật đỉnh cao, phấn đấu có nhiều tài năng sáng tạo ở các loại hình văn hóa nghệ thuật, nhiều tác phẩm tầm cỡ, phản ánh sâu sắc được các thành tựu, dấu ấn nổi bật của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
8. Nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, phát triển thể thao chuyên nghiệp toàn diện, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Chương trình Bơi an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội Thể thao trong nhà và Võ thuật lần thứ 6 (AIMAG6) tại Thái Lan; Thế vận hội Olympic lần thứ 33 và Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 tại Pháp.
...
Như vậy, thế vận hội Người khuyết tật Paralympic lần thứ 17 sẽ được tổ chức tại Pháp.
Cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên tham gia thế vận hội người khuyết tật cần phải có trách nhiệm gì khi vận động viên bị tai nạn lao động?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu
1. Huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được hưởng các chế độ sau:
...
d) Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên bồi thường hoặc trợ cấp và giới thiệu giám định y khoa theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 38, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 Nghị định này; được cơ quan sử dụng vận động viên hỗ trợ 01 lần bằng tiền bằng với mức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này bị tai nạn lao động;
đ) Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng chế độ từ cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên hoặc cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên nếu bị tai nạn lao động thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bị chết trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động khi tập huấn, thi đấu thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng mười lần mức lương cơ sở và thân nhân của huấn luyện viên, vận động viên được hưởng hỗ trợ một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng mà huấn luyện viên, vận động viên bị chết do cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả.
4. Cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm trong việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Chương III Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm trong việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Chương III Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?