Hướng dẫn viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật? Thời gian báo cáo là khi nào?
Hướng dẫn viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật?
* Mẫu Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 04/2021/TT-BTP
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật mới nhất
* Hướng dẫn viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Cách viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được hướng dẫn cụ thể tại mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 04/2021/TT-BTP, như sau:
(1) Mẫu này dùng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, cung cấp số liệu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
(2) Tên của cơ quan lập báo cáo.
(3) Chữ viết tắt tên của cơ quan lập báo cáo.
(4) Địa danh ghi theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
(5) Năm thực hiện báo cáo hoặc lĩnh vực cụ thể.
(6) Tên của cơ quan lập báo cáo.
(7) Năm thực hiện báo cáo hoặc lĩnh vực cụ thể.
(8) Trong năm thực hiện báo cáo hoặc trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Lĩnh vực trọng tâm liên ngành/lĩnh vực cụ thể.
(10) Lĩnh vực trọng lâm liên ngành/lĩnh vực cụ thể.
(11) Lĩnh vực trọng tâm liên ngành/lĩnh vực cụ thể.
(12) Lĩnh vực trọng tâm liên ngành/lĩnh vực cụ thể
(13) Tên của cơ quan nhận báo cáo.
(14) Quyền hạn và chức vụ của người ký báo cáo.
Hướng dẫn viết Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật? (Hình từ Internet)
Thời gian Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là khi nào?
Thời gian Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với từng cơ quan, đơn vị được quy định cụ thể như sau:
(1) Bộ Tư pháp:
- Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
(Theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP)
(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
(Theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP)
(3) Ủy ban nhân dân các cấp
- Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
(Theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 59/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP)
Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTP quy định thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật như sau:
Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
...
2. Trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
a) Bộ Tư pháp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước.
b) Bộ, cơ quan ngang bộ thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ.
Cơ quan thuộc Chính phủ thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
c) Ủy ban nhân dân các cấp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
3. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ các nguồn sau đây:
a) Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước;
b) Kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;
c) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân;
đ) Các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân có thể cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau:
a) Gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân;
c) Qua Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
đ) Qua số điện thoại của cơ quan nhà nước, đường dây nóng;
đ) Qua hòm thư điện tử;
e) Các hình thức cung cấp thông tin phù hợp khác.
...
Theo đó, thông tin về tình hình thi hành pháp luật được thu thập, tiếp nhận từ các nguồn sau đây:
- Báo cáo hành chính của cơ quan nhà nước;
- Kết quả hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;
- Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân;
- Các nguồn thông tin phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?