Hướng dẫn thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được gửi bằng hình thức online thế nào?
Hướng dẫn thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được gửi bằng hình thức online?
Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện bằng phương thức điện tử (online) được hướng dẫn tại Điều 17 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
(1) Sau khi nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo bằng phương tiện điện tử, Tòa án phải in ra bản giấy, ghi vào sổ nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tòa án gửi thông báo đã nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện. Nội dung thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
(2) Kết quả xử lý đơn khởi kiện được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện.
Hướng dẫn thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được gửi bằng hình thức online thế nào? (Hình từ Internet)
Có thể khởi kiện vụ án dân sự thông qua người đại diện hay không?
Tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án dân sự như sau:
Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện vụ án dân sự thông qua người đại diện hợp pháp hoặc tự mình khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Lưu ý: Người đại diện được quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
(1) Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
(2) Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
(3) Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
(4) Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Trường hợp nào không được làm người đại diện khởi kiện vụ án dân sự?
Những trường hợp không được làm người đại diện được quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
- Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
- Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
(2) Quy định tại khoản (1) cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
(3) Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người đại diện có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
- Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12 theo Thông tư nào? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 12?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với cá nhân đang sử dụng đất?
- Có truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy đối với người xúi giục người khác vận chuyển ma túy để bán không?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng? Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam?