Hướng dẫn phòng chống và giảm thiểu thiệt hại gió bão YAGI đối với nhà ở? Độ mạnh gió bão YAGI? Sức phá hoại của Siêu bão YAGI?
Hướng dẫn phòng chống và giảm thiểu thiệt hại gió bão YAGI đối với nhà ở?
Căn cứ tại HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XÂY DỰNG PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO GIÓ, BÃO CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH do Bộ Xây dựng (Viện Khoa học công nghệ xây dựng) ban hành Tải về:
Tham khảo hướng dẫn phòng chống và giảm thiểu thiệt hại gió bão YAGI đối với một số loại hình nhà ở và công trình hiện hữu sau đây:
1. PHÒNG CHỐNG TỐC MÁI NHÀ LỢP TÔN, FIBRO XI MĂNG
a. Đối với nhà có độ dốc lớn
- Đặt các bao cát hoặc bao chứa nước ép sát mái buộc vào các dây vắt qua đỉnh mái (chống trôi trượt)
- Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)
b. Đối với nhà có độ dốc nhỏ
- Xếp trực tiếp các bao cát hoặc bao chứa nước lên mái
- Bao cát đóng lỏng hoặc bao chứa nước với trọng lượng khoảng từ 15 kg đến 20 kg, đặt lên đầu hoặc mép tiếp giáp của các tấm, cách nhau khoảng 1,5 m ở vùng giữa mái, 1,0 m ở xung quanh mái (tốt nhất gần các xà gồ hoặc vì kèo)
2. PHÒNG CHỐNG TỐC MÁI CHO NHÀ LỢP NGÓI
3. PHÒNG CHỐNG TỐC MÁI NHÀ LỢP TRANH, RẠ
- Đặt phên, liếp, lưới mắt cáo lên mái
- Đặt thanh chặn ngang bằng tre, gỗ, luồng, thép… đè lên lớp phên, liếp, khoảng cách giữa 2 thanh chặn khoảng 1 m
- Đặt tiếp hệ giằng chữ “a” cách nhau khoảng 2,5 m buộc thanh chặn ngang và giằng chữ “a” vào nhau
- Dùng dây chão, dây thép ø > 4 mm neo thanh giằng thép theo 2 phương vuông góc nhau vào các cọc đóng xuống đất sâu từ 1 m đến 1,5 m
Tải về Xem chi tiết Hướng dẫn phòng chống và giảm thiểu thiệt hại gió bão YAGI đối với một số loại hình nhà ở và công trình hiện hữu theo Bộ xây dựng và Viện khoa học Công nghệ.
Lưu ý:
Theo Công văn 1675/BXD-GĐ năm 2024 về phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2024 do Bộ Xây dựng ban hành quy định như sau:
Nhằm sẵn sàng, chủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương theo 04 tài liệu hướng dẫn đã được đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng[2].
2. Đối với công tác quy hoạch: tổ chức thực hiện việc rà soát, cập nhật, bổ sung các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị, khu dân cư phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu của những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sụt lún đất, sạt lở đất, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng;
Xác định mức độ ảnh hưởng của tần suất mưa lũ xảy ra ở từng khu vực trên địa bàn để lựa chọn địa điểm tái định cư đảm bảo an toàn cho người dân; cảnh báo và chủ động di dời nhân dân đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng bởi bão mạnh, siêu bão, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa.
3. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật: rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập lụt khi mưa, lũ; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; thực hiện cắt tỉa cây xanh đô thị; đảm bảo an toàn điện và cung cấp nước sạch cho các vùng bị ngập lụt.
4. Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: yêu cầu người dân, chủ quản lý, chủ sử dụng thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn nhà ở trước mùa mưa bão; các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, trần thạch cao, cửa kính, công trình gắn pano, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường; các công trình xây dựng tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất như bờ sông, bờ suối, lũ ống, lũ quét phải được đánh giá và cảnh báo cho người dân.
5. Đối với công trình đang thi công xây dựng: phải lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao trong mùa mưa bão.
6. Đối với các công trình kết cấu dạng tháp - trụ (dùng trong các ngành viễn thông, truyền hình, truyền tải điện, hệ thống kiểm soát lưu thông trên sông biển ...) đặt tại các vị trí xung yếu như ven biển, hải đảo, khu vực thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, xâm thực, khu vực đông dân cư: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác bảo trì; thực hiện công tác kiểm định chất lượng định kỳ và quan trắc biến dạng công trình theo quy trình bảo trì; sửa chữa, khắc phục kịp thời các tồn tại (nếu có) trước mùa mưa bão.
7. Đối với các cột điện ly tâm bê tông cốt thép: yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng và gia cường, giằng chống đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng, bị nghiêng hoặc bố trí hoạt tải sai khác so với thiết kế ban đầu để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
8. Đối với các công trình hồ đập: rà soát, kiểm tra, kiểm định an toàn hồ đập trước mùa mưa bão; rà soát, kiểm tra quy trình vận hành hồ đập nhằm đảm bảo an toàn cho lưu vực hạ du.
___________________
[2] 04 tài liệu hướng dẫn gồm: (1) Hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ: (2) Hướng dẫn phân loại nhà an toàn: (3) Khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình: (4) Quy trình kiểm định các công trình an ten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh truyền hình.
Hướng dẫn phòng chống và giảm thiểu thiệt hại gió bão YAGI đối với nhà ở? Độ mạnh gió bão YAGI? Sức phá hoại của Siêu bão YAGI? (Hình từ Internet)
Sức phá hoại của gió bão YAGI trên mặt đất? Cấp gió bão YAGI cấp 3 mạnh như thế nào?
Mức độ rủi ro tình hình Siêu bão YAGI cấp 3 được quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
..
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
...
Theo đó, mức độ rủi ro tình hình Siêu bão YAGI cấp 3 có màu da cam được xác định là rủi ro lớn.
Ngoài ra, theo Hướng dẫn từ Bộ xây dựng và Viện khoa học Công nghệ Tải về mô tả cụ thể mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra của gió bão YAGI - Siêu bão cụ như sau:
- Vận tốc gió đối với Siêu bão ước tính từ 184km/h đến 220km/h;
- Độ sóng biển cao lên tới hơn 14m;
- Tình trạng mặt biển: sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn;
- Sức phá hoại của Siêu bão YAGI trên mặt đất:
+ Sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn có thể bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao.
+ Sức tàn phá ghê gớm, có thể đẩy lùi các xe ô tô con, cây cổ thụ rễ sâu từ 3 m đến 5 m bật gốc.
+ Sức phá hoại cực lớn, công trình xây dựng hư hại nặng nề.
+ Sức phá hoại cực lớn, bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, công trình xây dựng hư hại nặng nề, mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa, tấm sàn bê tông dày 100 mm có thể bị di chuyển.
Tham khảo mô tả chi tiết Sức mạnh Cấp gió bão Siêu bão:
Cập nhật theo dõi tình hình Siêu bão YAGI chính xác qua đâu?
Danh sách cơ quan cung cấp và cơ quan được cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg. Theo đó, người dân có thể cập nhật theo dõi tình hình Siêu bão YAGI chính xác thông qua các kênh sau:
TT | Cơ quan được cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai | Cơ quan cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng, thủy văn, hải văn | Cơ quan cung cấp tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên | Cơ quan cung cấp tin động đất, cảnh báo sóng thần |
1 | Văn phòng Trung ương Đảng | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
2 | Văn phòng Chính phủ | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
3 | Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
4 | Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
5 | Bộ Quốc phòng | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
6 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
7 | Bộ Công Thương | Tổng cục KTTV | Viện Vật lý địa cầu | |
8 | Bộ Giao thông vận tải | Tổng cục KTTV | Viện Vật lý địa cầu | |
9 | Bộ Thông tin và Truyền thông | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
10 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
11 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Tổng cục KTTV | Viện Vật lý địa cầu | |
12 | Bộ Công an | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
13 | Đài Tiếng nói Việt Nam | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
14 | Đài Truyền hình Việt Nam | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
15 | Thông tấn xã Việt Nam | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
16 | Báo Nhân dân | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
17 | Cổng Thông tin điện tử Chính phủ | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | Viện Vật lý địa cầu |
18 | Công ty TNHH MTV thông tin điện tử hàng hải Việt Nam | Tổng cục KTTV | Viện Vật lý địa cầu | |
19 | Văn phòng tỉnh ủy | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | |
20 | Văn phòng UBND tỉnh | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | |
21 | Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | |
22 | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | |
23 | Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh | Tổng cục KTTV | Tổng cục Lâm nghiệp | |
24 | Báo hàng ngày của tỉnh | Tổng cục KTTV | Theo đề nghị với Tổng cục Lâm nghiệp | |
25 | Các cơ quan khác | Theo đề nghị với Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường | Theo đề nghị với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Theo đề nghị với Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?