Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản ứng phó lũ lụt?

Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản để ứng phó với lũ lụt theo quy định pháp luật? Khoàng thời gian xuất hiện mùa lũ xuất hiện được xác định thế nào?

Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế?

Theo quy định tại khoản 25 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:

(1) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;

(2) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;

(3) Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.

Căn cứ theo Tài liệu HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG MÙA BÃO LỤT do Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) ban hành Tải về, có thể tham khảo hướng dẫn khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo các bước sau đây:

Bước 1: Khử trùng nước bằng bằng Cloramin B hoặc Clorua vôi:

Hoà tan lượng hoá chất cần thiết cho lượng nước cần khử trùng vào một gáo nước rồi đổ vào bể/ thùng chứa, khuấy đều;

Bước 2: Múc nước lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào nước và khuấy đều Cho thêm đến khi nào nước có mùi Clo thì dừng lại.

Bước 3: Múc nước tưới lên thành bể/ thùng chứa để khử trùng xung quanh

Bước 4: Nước sau khử trùng 30 phút là sử dụng được.

Lưu ý:

- Không thực hiện khử trùng đồng thời với đánh phèn (vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo);

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng;

- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng

- Nước sau khử trùng vẫn phải đun sôi rồi mới uống được.

Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản ứng phó lũ lụt?

Tải về Xem chi tiết Cách khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).

>> Xem thêm các biện pháp xử lý nguồn nước và hướng dẫn chi tiết cách xử lý nguồn nước do ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế sau đây:

(1) Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường bão lụt 2024; Tải về

(2) Quy trình chung xử lý nước ăn uống; Tải về

(3) Các bước làm trong nước; Tải về

(4) Khử trùng nước giếng; Tải về

(5) Làm trong nước giếng; Tải về

(6) Thau rửa giếng khơi, giếng đào; Tải về

(7) Xử lý các giếng nước để ăn, uống và sinh hoạt; Tải về

(8) Tờ rơi hướng dẫn xử lý nước VSYN 2018. Tải về

Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản ứng phó lũ lụt?

Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản để ứng phó với lũ lụt? (Hình từ Internet)

Các biện pháp cơ bản để ứng phó mùa lũ lụt?

Để ứng phó mùa lũ lụt, theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023, căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp, cụ thể:

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

Mùa lũ lụt xuất hiện trong khoảng thời gian nào?

Căn cứ theo định tại khoản 27 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì mùa lũ lụt được hiểu là khoảng thời gian liên tục trong một năm thường xuất hiện lũ.

Theo đó, thời gian xuất hiện mùa lũ được xác định theo khoảng thời gian cụ thể như sau:

- Trên các sông thuộc Bắc Bộ: từ ngày 15/6 đến ngày 31/10;

- Trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh: từ ngày 01/7 đến ngày 30/11;

- Trên các sông từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Ninh Thuận: từ ngày 01/ 9 đến ngày 15/12;

- Trên các sông thuộc tỉnh Bình Thuận, các tỉnh thuộc Nam Bộ và Tây Nguyên: từ ngày 15/6 đến ngày 30/11.

Xử lý nước ăn uống
Nước sinh hoạt Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nước sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 52 2024 BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt? Tải Thông tư 52 BYT về nước sạch?
Pháp luật
Nước sinh hoạt thuế VAT bao nhiêu từ 1/7/2025? Bảng giá nước sinh hoạt 2025 bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản ứng phó lũ lụt?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý các giếng để lấy nước sinh hoạt sau bão như thế nào? Việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?
Pháp luật
Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý nước ăn uống
327 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý nước ăn uống Nước sinh hoạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý nước ăn uống Xem toàn bộ văn bản về Nước sinh hoạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào