Hướng dẫn cách xác thực tài khoản Facebook bằng Căn cước công dân đơn giản nhất theo quy định hiện nay?
Hướng dẫn cách xác thực tài khoản Facebook bằng Căn cước công dân, Căn cước?
Để xác thực tài khoản mạng xã hội Facebook bằng số thẻ Căn cước công dân còn hạn sử dụng hay số thẻ Căn cước (số định danh cá nhân), người dùng thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Facebook trên điện thoại > Nhấn chọn vào biểu tượng Cài đặt > Chọn tiếp đến mục Thông tin cá nhân để tiến hành xác minh tài khoản mạng xã hội bằng Căn cước công dân.
Bước 2: Sau khi chọn Thông tin cá nhân > ấn vào mục Xác nhận danh tính cho tài khoản.
Bước 3: Nhấn tiếp vào mục Xác minh danh tính thêm một lần nữa như hình bên dưới > Chọn mục đích xác minh danh tính Facebook bằng số định danh (Chạy quảng cáo về vấn đề xã hội, bầu cử hoặc chính trị) > Chọn quốc gia mà bạn muốn xác thực Facebook.
>>> Xem thêm: Phải xác thực sinh trắc học ngân hàng trước ngày bao nhiêu? Kể tên các biện pháp xác thực sinh trắc học?
Bước 4: Tìm kiếm "Việt Nam" để tại phần Quốc gia > chọn tiếp mục Giấy tờ tùy thân hoặc tài liệu công chứng.
Hướng dẫn cách xác thực tài khoản Facebook bằng Căn cước công dân?
Bước 5: Ấn chọn vào mục Tải ảnh giấy tờ tùy thân lên > Nhấn Tiếp để bắt đầu thực hiện > Chọn loại giấy tờ tùy thân mà bạn muốn tải lên để xác minh tài khoản Facebook, người dùng chọn Chứng minh nhân dân để cập nhật Căn cước công dân hoặc Căn cước (vì Facebook chưa cập nhật tên gọi nên mục này vẫn là Chứng minh nhân dân).
Bước 6: Tiến hành Chụp 2 mặt của thẻ Căn cước công dân hoặc Căn cước theo hướng dẫn rồi tải lên là hoàn thành xác thực tài khoản.
Trên đây là các bước hướng dẫn xác thực tài khoản mạng xã hội Facebook mà người dùng có thể tham khảo.
Thẻ Căn cước công dân gắn chip hết hạn thì phải làm thủ tục gì? Mất bao lâu?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:
10 trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
- Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
+ Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
+ Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
+ Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
+ Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
+ Xác lập lại số định danh cá nhân;
+ Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
- Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
+ Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Trong đó, tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Ví dụ: Công dân sinh ngày 18/02/2000 thì đến năm 25 tuổi phải làm thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước, cụ thể thẻ căn cước này sẽ có giá trị đến ngày 18/02/2025
Như vậy, thẻ Căn cước công dân gắn chíp hết hạn công dân phải làm thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước.
Thủ tục mất bao lâu?
Đồng thời, căn cứ tại Điều 26 Luật Căn cước 2023 quy định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật này, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Tại Điều 28 Luật Căn cước 2023 thì Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Tại Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định về nơi làm thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như sau:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
Những hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như sau:
- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
+ Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
- Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng để chiếm đoạt tiền thuế là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế đúng không? Người nộp thuế có quyền tố cáo hành vi này không?
- Cơ sở dữ liệu thương mại sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế là gì?
- Thời điểm xuất hóa đơn dịch vụ vận chuyển là thời điểm đã thu cước phí vận chuyển hay chưa thu cước phí?
- Mã số dự án đầu tư có hiệu lực khi bản điện tử của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được ghi nhận đúng không?
- Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?