Hợp tác xã ngừng hoạt động 3 tháng trong năm thì có được tiến hành đánh giá và xếp loại hợp tác xã không?
Hợp tác xã có tổng nguồn vốn 5 tỷ có được xem là hợp tác xã quy mô vừa không?
Hợp tác xã có tổng nguồn vốn 5 tỷ có được xem là hợp tác xã quy mô vừa không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn
Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành:
1. Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng;
2. Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
3. Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng;
4. Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên.
Theo quy định tại hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng.
Như vậy, thì hợp tác xã có tổng nguồn vốn 5 tỷ được là hợp tác xã quy mô vốn vừa.
Hợp tác xã ngừng hoạt động 3 tháng trong năm thì có được tiến hành đánh giá và xếp loại hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã ngừng hoạt động 3 tháng trong năm thì có được tiến hành đánh giá và xếp loại hợp tác xã không?
Hợp tác xã ngừng hoạt động 3 tháng trong năm có được tiến hành đánh giá và xếp loại hợp tác xã không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT như sau:
Cách thức đánh giá và xếp loại hợp tác xã
1. Hàng năm, Hội đồng quản trị hợp tác xã tổ chức tự đánh giá và cho điểm hợp tác xã mình theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Ban Kiểm soát (hoặc kiểm soát viên) kiểm tra kết quả việc tự đánh giá theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 2.
2. Căn cứ trên kết quả tự đánh giá đã được Hội đồng quản trị và ban kiểm soát (kiểm soát viên) thống nhất, hợp tác xã được xếp loại như sau:
a) Tốt: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm đến 100 điểm;
b) Khá: Tổng điểm đánh giá đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm;
c) Trung bình: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm;
d) Yếu: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm;
3. Trường hợp hợp tác xã mới thành lập và hoạt động chưa đủ 12 tháng hoặc hợp tác xã ngừng hoạt động từ trên 3 tháng trong năm thì không tiến hành đánh giá và xếp loại.
Theo đó, hợp tác xã ngừng hoạt động từ trên 3 tháng trong năm thì không tiến hành đánh giá và xếp loại.
Như vậy, theo quy định trên hợp tác xã ngừng hoạt động 3 tháng trong năm thì vẫn được tiến hành đánh giá và xếp loại hợp tác xã.
Hợp tác xã có nghĩa vụ như thế nào?
Hợp tác xã có nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Thực hiện các quy định của điều lệ.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
3. Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
4. Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
5. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
6. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
7. Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
8. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
9. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
10. Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
11. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp tác xã có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện các quy định của điều lệ.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.
- Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
- Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
- Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.
- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?