Hợp tác xã được phân loại theo quy mô nào? Tiêu chí doanh thu của năm của hợp tác xã để phân loại quy mô hợp tác xã?
Hợp tác xã được phân loại theo quy mô nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại quy mô hợp tác xã
Căn cứ lĩnh vực hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, hợp tác xã được phân loại theo quy mô lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ trên cơ sở tiêu chí số lượng thành viên chính thức và một trong hai tiêu chí doanh thu hoặc tổng nguồn vốn được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này như sau:
1. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp:
a) Hợp tác xã quy mô lớn có từ 300 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên;
b) Hợp tác xã quy mô vừa có từ 200 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 05 tỷ đồng trở lên;
c) Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 50 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 02 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 01 tỷ đồng trở lên;
d) Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hợp tác xã được phân loại theo các quy mô sau đây:
- Quy mô lớn;
- Quy mô vừa;
- Quy mô nhỏ;
- Quy mô siêu nhỏ.
Hợp tác xã được phân loại theo quy mô nào? Tiêu chí doanh thu của năm của hợp tác xã để phân loại quy mô hợp tác xã? (Hình từ Internet)
Tiêu chí doanh thu của năm của hợp tác xã để phân loại quy mô hợp tác xã là gì?
Tiêu chí doanh thu của năm của hợp tác xã để phân loại quy mô hợp tác xã được quy định tại khoản Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Lĩnh vực hoạt động và tiêu chí phân loại hợp tác xã
...
2. Tiêu chí phân loại quy mô hợp tác xã:
a) Số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã được xác định tại thời điểm ngày 14 tháng 12 của năm trước liền kề được cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã theo quy định của pháp luật về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã;
b) Tổng nguồn vốn của hợp tác xã được xác định trong báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm mà chưa có báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan quản lý thuế, tổng nguồn vốn được xác định căn cứ theo vốn điều lệ ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
c) Doanh thu của năm của hợp tác xã là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác của hợp tác xã được xác định trên báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng không có doanh thu thì hợp tác xã căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này để xác định quy mô.
Theo đó, doanh thu của năm của hợp tác xã là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác của hợp tác xã được xác định trên báo cáo tài chính năm của hợp tác xã mà hợp tác xã nộp cho cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Nếu hợp tác xã hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng không có doanh thu thì hợp tác xã căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn của hợp tác xã để xác định quy mô.
Căn cứ phân loại lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 113/2024/NĐ-CP như sau:
Lĩnh vực hoạt động và tiêu chí phân loại hợp tác xã
1. Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã:
Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định theo ngành nghề kinh doanh chính mà hợp tác xã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại theo 04 nhóm lĩnh vực căn cứ vào các ngành kinh tế được xác định theo quy định của pháp luật về thống kê như sau:
a) Lĩnh vực nông nghiệp gồm các ngành sau đây: ngành cấp 1 nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; ngành khai thác muối;
b) Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng gồm các ngành cấp 1 sau đây: khai khoáng (trừ khai thác muối); công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; xây dựng;
c) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm gồm ngành cấp 1 sau đây: hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm;
d) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác gồm các ngành cấp 1 sau đây: bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền thông; kinh doanh bất động sản; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; nghệ thuật vui chơi và giải trí; hoạt động dịch vụ khác.
...
Như vậy, lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại căn cứ vào các ngành kinh tế được xác định theo quy định của pháp luật về thống kê.
Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được phân loại theo 04 nhóm lĩnh vực sau đây:
- Lĩnh vực nông nghiệp gồm các ngành;
- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng;
- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm;
- Lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Ôm tự do? Lời chúc ngày Quốc tế Ôm tự do 4 12? Ngày Quốc tế Ôm tự do 4 12 có phải là ngày lễ lớn?
- Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
- Thời hạn gia hạn đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao nhiêu năm?
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?