Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
- Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có bao gồm việc Bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
- Kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển có thuộc nội dung hợp tác quốc tế của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam không?
- Hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với quốc tế bao gồm những hình thức nào?
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có bao gồm việc Bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Căn cứ Điều 19 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định như sau:
Nguyên tắc hợp tác quốc tế
1. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
...
Theo quy định của pháp luật về các nguyên tắc hợp tác quốc tế bao gồm những nguyên tắc sau:
- Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền;
- Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;
- Bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia;
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
- Phát huy sức mạnh nội lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển.
Như vậy, nguyên tắc Bảm đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia là một trong những nguyên tắc hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Nguyên tắc hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có bao gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không? (hình từ internet)
Kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển có thuộc nội dung hợp tác quốc tế của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam không?
Căn cứ Điều 20 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định như sau:
Nội dung hợp tác quốc tế
...
3. Phòng, chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng, chống, cảnh báo thiên tai; hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
...
Theo quy định về nội dung hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có bao gồm việc kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển.
Hợp tác giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam với quốc tế bao gồm những hình thức nào?
Theo Điều 21 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định như sau:
Hình thức hợp tác quốc tế
1. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
2. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.
3. Tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế với lực lượng chức năng của quốc gia khác, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật trên biển.
5. Tham gia diễn tập, huấn luyện; tổ chức đón, thăm xã giao lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
6. Thực hiện các hoạt động của cơ quan thường trực, cơ quan đầu mối liên lạc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
7. Các hình thức hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
Theo quy định của pháp luật thì việc hợp tác quốc bao gồm những hình thức sau:
- Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
- Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.
- Tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế với lực lượng chức năng của quốc gia khác, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật trên biển.
- Tham gia diễn tập, huấn luyện; tổ chức đón, thăm xã giao lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện các hoạt động của cơ quan thường trực, cơ quan đầu mối liên lạc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
- Các hình thức hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?