Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là gì? Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là mẫu nào? Tải về mẫu hợp đồng ở đâu?
Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là gì?
Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là văn bản thỏa thuận giữa các bên nhằm đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật... Hợp đồng xuất khẩu còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương.
Lưu ý: Định nghĩa hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là gì? Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là mẫu nào? Tải về mẫu hợp đồng ở đâu? (hình từ internet)
Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa là mẫu nào?
Tham khảo mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
Lưu ý: Theo Điều 36 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Giải phóng hàng hóa
1. Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;
b) Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
2. Thời hạn xác định số thuế chính thức phải nộp không quá 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa; trường hợp hàng hóa cần phải giám định thì thời hạn này tính từ ngày nhận được kết quả giám định.
3. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của cơ quan hải quan thì được quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
Như vậy, hàng hóa chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
- Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;
- Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.
Trị giá FOB là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu đúng không? Trị giá FOB được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định như sau:
Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi
...
4. Để tính LVC theo công thức nêu tại Khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:
...
b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.
...
Như vậy, trị giá FOB là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau:
Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác
Trong đó:
- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;
- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;
- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm:
+ Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố);
+ Các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị;
+ An ninh nhà máy;
+ Bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa);
+ Các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất);
+ Nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo;
+ Khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị;
+ Tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa);
+ Kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa;
+ Lưu trữ trong nhà máy;
+ Xử lý các chất thải;
+ Các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;
- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
Lưu ý: Công thức tính trị giá FOB này được áp dụng đối với hàng hóa xuất xứ không ưu đãi.
Xem thêm: Xác định quyền kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định pháp luật như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?
- Thành viên đoàn kiểm tra giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không được nhận định đánh giá khi chưa được sự đồng ý của ai?
- Viện kiểm sát trả hồ sơ vụ án hình sự trong trường hợp nào? Điều tra viên được lập hồ sơ vụ án hình sự không?
- Lời nhận xét môn Toán lớp 2 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 2 theo Thông tư 27 thế nào?
- Có mấy hình thức giám sát trong Đảng? Đối tượng giám sát được quyền từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?