Hợp đồng xây dựng có thể được điều chỉnh trong trường hợp dự án được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng hay không?
Hợp đồng xây dựng có thể được điều chỉnh trong trường hợp dự án được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng hay không?
Căn cứ theo Điều 143 Luật Xây dựng 2014 bị thay thế một số nội dung bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng cụ thể như sau:
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác, hợp đồng xây dựng được điều chỉnh khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng xây dựng đã ký.
Hợp đồng xây dựng được kí kết bởi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng có hiệu lực hay không? (Hình từ Internet)
Có thể sử dụng ngoại tệ trong thanh toán hợp đồng xây dựng hay không?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 144 Luật Xây dựng 2014 có quy định về thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:
Thanh toán hợp đồng xây dựng
...
9. Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Theo quy định nêu trên thì ngoại tệ có thể được sử dụng để thanh toán hợp đồng xây dựng khi các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Các bên cần tuân thủ các nguyên tắc nào khi ký kết hợp đồng xây dựng theo pháp luật xây dựng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 có quy định chung về hợp đồng xây dựng như sau:
Quy định chung về hợp đồng xây dựng
...
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng sau đây:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Hợp đồng xây dựng được kí kết bởi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng có hiệu lực hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 139 Luật Xây dựng 2014 có quy định hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau:
Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;
c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
Theo quy định này, hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng;
- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định.
Như vậy, việc hợp đồng xây dựng được ký kết bởi một bên là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã không đáp ứng đủ các điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực nêu trên.
Do đó, hợp đồng xây dựng được kí kết bởi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng xây dựng đã ký bị vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?