Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0) có thể được xem là một trong những công cụ giúp chủ thể dữ liệu bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không?
Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0) là gì? Bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì?
Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0) là gì?
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) có thể được hiểu đơn giản là một sổ cái dữ liệu mở có thể được sử dụng để ghi lại và theo dõi các giao dịch đồng thời được truyền và xác minh qua mạng ngang hàng.
Thông tin trên blockchain không bị kiểm soát bởi một cơ quan trung ương như chính phủ, hay thiết chế tư như tập đoàn, doanh nghiệp, cá nhân mà được lưu trữ trên một sổ cái phân tán và minh bạch, được mạng lưới người dùng cập nhật liên tục và rất khó để người dùng thao túng hoặc kiểm soát thông tin trên block.
Có thể thấy rằng, khi chủ thể dữ liệu đăng ký trên blockchain, một bản ghi kỹ thuật số hoặc mã thông báo duy nhất sẽ được tạo và bảo mật bằng thuật toán mã hóa để đảm bảo rằng nó không thể bị sao chép hoặc sửa đổi nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Đồng thời, theo nguồn thông tin của Tạp chí An toàn thông tin (Cơ quan chủ quản là Ban Cơ yếu Chính phủ) thì:
Có thể ví Blockchain như phát minh mạng Internet lần thứ hai, tính đến nay công nghệ này đã trải qua 2 giai đoạn và đang từng bước chuyển sang giai đoạn 3.
- Giai đoạn 1 là Blockchain 1.0 (năm 2014) với tiền tệ và thanh toán: Ứng dụng chính của giai đoạn này là tiền điện tử, bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Do đây là lĩnh vực phổ biến với nhiều người, nên đôi khi tạo ra sự nhầm lẫn giữa Bitcoin và Blockchain.
- Giai đoạn 2 là Blockchain 2.0 (năm 2017) với tài chính và thị trường: Giai đoạn này tập trung mở rộng quy mô công nghệ, đưa vào các ứng dụng như hợp đồng thông minh, giao dịch điện tử,...
- Giai đoạn 3 là Blockchain 3.0: Đây là thời điểm Blockchain được nâng cấp, phát triển với hàng loạt các ứng dụng trong lĩnh vực điều hành, giám sát, sở hữu trí tuệ, ngăn chặn hàng giả, giải trí, giáo dục, web thế hệ thứ ba.
Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, hợp đồng thông minh (blockchain 2.0 hay smart contract) là một ứng dụng phi tập trung nhằm xử lý các logic kinh doanh để đáp ứng tùy theo các sự kiện trên mạng lưới Blockchain.
Việc thực hiện hợp đồng thông minh có thể bao gồm việc giao dịch tiền, cung cấp dịch vụ, mở khóa các nội dung được bảo vệ bởi quyền quản lý kỹ thuật số hoặc việc thay đổi các dữ liệu.
Hợp đồng thông minh cũng có thể được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư, chẳng hạn như việc tạo điều kiện để công bố một vài dữ liệu cá nhân có chọn lọc để đáp ứng một số yêu cầu nhất định.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm liên quan đến dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong đó, dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0) có thể được xem là một trong những công cụ giúp chủ thể dữ liệu bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng thông minh (blockchain 2.0) có thể được xem là một trong những công cụ giúp chủ thể dữ liệu bảo vệ dữ liệu cá nhân hay không?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân:
Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.
2. Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm:
a) Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
b) Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện;
...
Theo đó, hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định rõ các biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện để bảo vệ dữ liệu cá nhân là những biện pháp nào.
Do đó, hợp đồng thông minh (blockchain 2.0) có thể được xem là một trong những công cụ đề xuất gợi mở giúp chủ thể dữ liệu bảo vệ dữ liệu cá nhân bởi một vài lý do sau:
Những thông tin liên quan đến dữ liệu cá nhân (trong phạm vi được bảo vệ có thể được mã hóa ở dạng kỹ thuật số.
Khi các tiêu chí nhất định được thỏa mãn (các lệnh code được mã hóa và xác thực bởi các nút trong blockchain), hợp đồng thông minh sẽ tồn tại trên blockchain và thực thi các chức năng, có thể kể đến như cấp quyền truy cập vào thông tin được ghi trên khối.
Từ đó, chủ thể dữ liệu có thể cung cấp giấy phép cho người dùng muốn truy cập dữ liệu cá nhân bằng cách xác thực chữ ký số của người dùng và ngược lại chủ sở hữu có thể sử dụng phương pháp này để từ chối quyền truy cập của ai đó vào dữ liệu cá nhân của họ.
Nhà nước có hỗ trợ kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của doanh nghiệp hay không?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân:
Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Nguồn tài chính thực hiện bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp do các tổ chức, doanh nghiệp tự bố trí và thực hiện theo quy định.
Như vậy, kinh phí bảo vệ dữ liệu cá nhân của tổ chức, doanh nghiệp do các tổ chức, doanh nghiệp tự bố trí và thực hiện theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?