Hợp đồng tặng cho tài sản là gì? Tặng cho tài sản có điều kiện là như thế nào? Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện?
Quy định về hợp đồng tặng cho tài sản?
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Có hai hình thức tặng cho tài sản được quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Theo đó, nếu không có thỏa thuận thì việc tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Và việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho tài sản
Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện?
Tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực như sau:
“Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.”
Đồng thời tại khoản 1 Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
[...]”
Theo đó, hợp đồng tặng cho của bạn là hợp đồng tặng cho động sản và bạn cũng không nói rõ hợp đồng có thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng hay không nên thời điểm hợp đồng tặng cho của bạn có hiệu lực là kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, cụ thể trong trường hợp của bạn là thời điểm mà bạn của bạn nhận được 600.000.000 thì hợp đồng tặng cho này có hiệu lực.
Tặng cho tài sản có điều kiện?
Đối với việc tặng cho tài sản có điều kiện được quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, việc bạn của bạn đã nhận tài sản tặng cho nhưng không thực hiện nghĩa vụ giúp bạn mua mảnh đất như đã thỏa thuận thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tức là bạn có quyền yêu cầu bạn của bạn trả lại 600.000.000 đồng và yêu cầu bồi thường nếu phát sinh thiệt hại từ hợp đồng tặng cho này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?