Hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện là gì? Nội dung hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện gồm những gì?
Hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện là gì?
Theo Điều 4 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
33. Hợp đồng kỳ hạn điện là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên về việc mua hoặc bán sản lượng điện năng tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với một mức giá đã được thống nhất.
34. Hợp đồng mua bán điện là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua điện và bên bán điện áp dụng cho việc mua bán điện.
35. Hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán sản lượng điện năng tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá giao kết được định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này.
36. Hợp đồng tương lai điện là hợp đồng kỳ hạn điện được tiêu chuẩn hóa các nội dung chính của hợp đồng theo quy định của Luật này và được niêm yết trên sàn giao dịch tập trung trong thị trường điện kỳ hạn.
...
Như vậy, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện là thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán sản lượng điện năng tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá giao kết được định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này.
Hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện là gì? Nội dung hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện gồm những gì? (hình từ internet)
Nội dung hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện gồm những gì?
Theo Điều 45 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:
Hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện
1. Nội dung chính của hợp đồng kỳ hạn điện bao gồm:
a) Sản lượng điện hợp đồng, giá mua bán điện trong hợp đồng kỳ hạn điện được xác định trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận và thống nhất giữa bên mua điện và bên bán điện;
b) Giá tham chiếu trong hợp đồng kỳ hạn điện là giá thị trường điện giao ngay được tính toán và công bố theo quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh;
c) Bên mua điện và bên bán điện có nghĩa vụ thanh toán khoản chênh lệch giữa giá mua bán điện và giá tham chiếu trong hợp đồng kỳ hạn điện đối với sản lượng điện cam kết.
2. Nội dung chính của hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện bao gồm:
a) Quyền trong hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện có thể là quyền mua hoặc quyền bán, được xác định trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa bên mua quyền và bên bán quyền;
b) Sản lượng điện hợp đồng, giá điện và thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện được xác định trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận, thống nhất giữa bên mua quyền và bên bán quyền;
c) Bên mua quyền có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
d) Bên bán quyền có nghĩa vụ bán sản lượng điện năng tại mức giá giao kết khi bên mua quyền thực hiện quyền mua hoặc mua sản lượng điện năng tại mức giá giao kết khi bên mua quyền thực hiện quyền bán;
đ) Tiền mua quyền được xác định trên cơ sở cung cầu về hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện trên thị trường điện kỳ hạn.
3. Nội dung chính của hợp đồng tương lai điện bao gồm nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Hợp đồng tương lai điện được chuẩn hóa và niêm yết giao dịch trên thị trường điện kỳ hạn.
4. Cơ chế thuế giá trị gia tăng đối với giao dịch hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện, hợp đồng tương lai điện áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
5. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.
6. Chính phủ quy định về điều kiện, lộ trình hình thành và phát triển, cơ chế vận hành của thị trường điện kỳ hạn phù hợp với các yêu cầu về bảo đảm an ninh cung cấp điện, cấp độ thị trường điện cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nội dung chính của hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện bao gồm:
- Quyền trong hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện có thể là quyền mua hoặc quyền bán, được xác định trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa bên mua quyền và bên bán quyền;
- Sản lượng điện hợp đồng, giá điện và thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện được xác định trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận, thống nhất giữa bên mua quyền và bên bán quyền;
- Bên mua quyền có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
- Bên bán quyền có nghĩa vụ bán sản lượng điện năng tại mức giá giao kết khi bên mua quyền thực hiện quyền mua hoặc mua sản lượng điện năng tại mức giá giao kết khi bên mua quyền thực hiện quyền bán;
- Tiền mua quyền được xác định trên cơ sở cung cầu về hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện trên thị trường điện kỳ hạn
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được quy định thế nào?
Theo Điều 6 Luật Điện lực 2024 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực trong phạm vi cả nước.
- Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về điện lực theo quy định của Luật này và phân công của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về điện lực tại địa phương.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh THCS nghỉ học nhiều buổi để đi thiện nguyện thì có được lên lớp hay không? Các hình thức đánh giá học sinh THCS hiện nay?
- Đánh giá kế hoạch đầu tư công cần tuân thủ nguyên tắc nào? Đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công có nội dung ra sao?
- Môn Lịch sử: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dạng trắc nghiệm? Định hướng chung của môn Lịch sử là gì?
- Lễ hội Làng Sen khai mạc, bế mạc vào ngày mấy? Lúc mấy giờ? Có được nghỉ làm việc vào Lễ hội Làng Sen?
- Quyết định 1279 QĐ BCT năm 2025 quy định về giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành cụ thể ra sao?