Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế không?

Em ơi cho anh hỏi: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế không? Đây là câu hỏi của anh Minh Kiều đến từ Đà Nẵng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế không?

Căn cứ theo Điều 75 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.

Như vậy, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy, người mua mua hàng thay thế thì có thể đòi bồi thường thiệt hại với phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 như sau:

Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.

Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)

Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy và hàng có một giá hiện hành thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành không?

Căn cứ theo Điều 76 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74. Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.
2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện nếu không có giá hiện hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi nào mà người ta có thể tham chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở hàng hóa.

Như vậy, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị hủy và hàng có một giá hiện hành thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74 nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng chiếu theo Điều 75.

Mặc dầu vậy, nếu bên đòi bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hủy hàng hóa, thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.

Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì cần phải làm gì?

Căn cứ theo Điều 77 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.

Như vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thi cần phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra.

Nếu họ không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế được.

Mua bán hàng hóa quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hợp đồng mua bán quốc tế, mua bán ngoại thương, mua bán với thương nhân nước ngoài, xuất nhập khẩu khác nhau ra sao?
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay? Nội dung nào cần có trong loại hợp đồng này?
Pháp luật
CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có áp dụng đối với các hợp đồng giữa các quốc gia thành viên trước ngày nó có hiệu lực không?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên kể từ khi nào?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua có bắt buộc phải từ chối việc giao hàng đó không?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác thì bên còn lại có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó không?
Pháp luật
Giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chậm trễ trong thời hạn như thế nào thì được coi là không vi phạm hợp đồng?
Pháp luật
Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Một bên trong mua bán hàng hóa quốc tế không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ cũng không thực hiện được thì họ có được miễn trách nhiệm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán hàng hóa quốc tế
2,385 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán hàng hóa quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào