Hợp đồng lữ hành có bắt buộc phải quy định về bảo hiểm cho khách du lịch không? Nếu có mà không ghi bị phạt bao nhiêu?
- Hợp đồng lữ hành có bắt buộc phải có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành giao kết hợp đồng với khách du lịch nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách thì bị phạt bao nhiêu?
- Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt thương nhân kinh doanh khách sạn không bảo đảm tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo từng hạng sao không?
Hợp đồng lữ hành có bắt buộc phải có điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch không?
Căn cứ Điều 39 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Hợp đồng lữ hành
1. Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.
2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
3. Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:
a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Chiếu theo quy định này, ngoài điều khoản quy định về bảo hiểm cho khách du lịch, hợp đồng lữ hành phải bao gồm những nội dung sau:
- Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
- Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
- Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng.
Hợp đồng lữ hành có bắt buộc phải quy định về bảo hiểm cho khách du lịch không? (hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành giao kết hợp đồng với khách du lịch nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp không kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch;
b) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch;
c) Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
d) Hợp đồng lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định;
đ) Chương trình du lịch thiếu một trong các nội dung theo quy định;
e) Hợp đồng đại lý lữ hành thiếu một trong các nội dung theo quy định.
...
Đối chiếu với quy định này, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành giao kết hợp đồng với khách du lịch nhưng không có điều khoản về bảo hiểm cho khách sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm quy định trên, đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt thương nhân kinh doanh khách sạn không bảo đảm tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo từng hạng sao không?
Dựa theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định Chánh thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt các vi phạm thuộc Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Đồng thời tại Điều 19 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đối chiếu với quy định này, mức xử phạt hành chính mà Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại Nghị định 45/2019/NĐ-CP là 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức (theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP). (cao hơn mức tối đa áp dụng với thương nhân kinh doanh khách sạn không bảo đảm tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo từng hạng sao).
Từ những phân tích trên có thể kết luận, Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt thương nhân kinh doanh khách sạn không bảo đảm tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo từng hạng sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?