Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại hợp đồng nào theo quy định hiện nay?
- Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại hợp đồng nào?
- Sau khi ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam công ty có trách nhiệm gì?
- Công ty không gửi hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật?
Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là loại hợp đồng nào?
Căn cứ Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo quy định này, loại hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là hợp đồng lao động xác định thời hạn và các bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần nếu có nhu cầu.
Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2024: Tại Đây
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (hình từ Internet)
Sau khi ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam công ty có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự cấp giấy phép lao động
...
3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Theo đó, sau khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, công ty có trách nhiệm gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó.
Hợp đồng lao động ký kết với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Công ty không gửi hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
Theo đó, tổ chức không gửi hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm pháp luật nếu:
- Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam đã được giao kết.
- Tại thời điểm hợp đồng được giao kết, người lao động nước ngoài đã được cấp một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy phép lao động;
+ Gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động;
+ Gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?