Hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp phải có những nội dung gì? Có khác với những HĐLĐ thông thường hay không?
Hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
1. Hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động và Điều 3 Thông tư này. Đối với những công việc có tính chất giản đơn, thực hiện trong thời gian ngắn hạn hoặc theo mùa vụ thì hai bên có thể giảm nội dung thỏa thuận về nâng bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề quy định tại điểm k khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
2. Đối với những công việc và địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung về cơ chế giải quyết việc thực hiện hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp cũng cần phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Tuy nhiên, khác với những hợp đồng lao động thông thường, hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp với những công việc có tính chất đơn giản, thực hiện trong thời gian ngắn hạn hoặc theo mùa vụ thì hai bên có thể thỏa thuận để giảm nội dung quy định về chế độ nâng bậc, nâng lương và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Ngoài ra, với những công việc và địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung về cơ chế giải quyết việc thực hiện hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
Hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Một người có thể ký hợp đồng lao động với bao nhiêu người sử dụng lao động?
Tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc giao kết nhiều hợp đồng lao động như sau:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, pháp luật không giới hạn một người có thể giao kết bao nhiêu hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu họ giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả lương khi nào?
Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, theo quy định trên đây, nếu người lao động hưởng lương theo tháng thì sẽ được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương cụ thể sẽ do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?