Hợp đồng hợp tác có thể sửa đổi khi không có sự tán thành của 100% thành viên tổ hợp tác không?
Hợp đồng hợp tác có thể sửa đổi khi không có sự tán thành của 100% thành viên tổ hợp tác không?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Biểu quyết trong tổ hợp tác
1. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
2. Việc định đoạt tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất chính khác; tài sản có giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
3. Các nội dung khác không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Theo quy định trên thì việc sửa đổi hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
Do đó, hợp động hợp tác không thể sửa đổi khi không có sự tán thành của 100% thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
Hợp đồng hợp tác có thể sửa đổi khi không có sự tán thành của 100% thành viên tổ hợp tác không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng hợp tác của các thành viên tổ hợp tác có cần phải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Thành lập tổ hợp tác
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động.
2. Các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác được các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác.
3. Sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (Mẫu I.01) kèm theo hợp đồng hợp tác (Mẫu I.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
4. Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (Mẫu I.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (Mẫu II.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng, thì tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo thành lập tổ hợp tác kèm hợp đồng hợp tác của các thành viên tổ hợp tác đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Thành viên tổ hợp tác có nghĩa vụ và quyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 77/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
- Thành viên tổ hợp tác có các quyền sau:
+ Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác.
+ Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
+ Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
- Thành viên tổ hợp tác có nghĩa vụ sau:
+ Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
+ Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?