Hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất bằng ngoại tệ bị Tòa án tuyên vô hiệu sẽ trả lại ngoại tệ hay quy đổi ra đồng Việt Nam rồi trả?
- Hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất bằng ngoại tệ bị Tòa án tuyên vô hiệu sẽ trả lại ngoại tệ hay quy đổi ra đồng Việt Nam rồi trả?
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất vô hiệu do nhầm lẫn là bao lâu?
- Thời hạn thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất do các bên thỏa thuận hay luật ấn định?
Hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất bằng ngoại tệ bị Tòa án tuyên vô hiệu sẽ trả lại ngoại tệ hay quy đổi ra đồng Việt Nam rồi trả?
Hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất bằng ngoại tệ bị Tòa án tuyên vô hiệu sẽ trả lại ngoại tệ hay quy đổi ra đồng Việt Nam rồi trả, thì theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Theo đó, khi các bên giao dịch bằng vàng và ngoại tệ mà bị Tòa tuyên là hợp đồng vô hiệu thì sẽ phải trả lại những gì đã nhận, tức là trả lại vàng và ngoại tệ thưa anh.
Trước đây, tại Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP (Hết hiệu lực ngày 18/10/2021) về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế do Hội đồng thẩm phán-Toà án nhân dân tối cao ban hành đã hết hiệu lực bởi Quyết định 355/QĐ-TANDTC năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ thuộc lĩnh vực của Tòa án nhân dân tối cao nên không có căn cứ áp dụng nữa (trả bằng tiền VNĐ quy đổi) thưa anh. Kéo theo việc chi trả thực tế như thế nào có thể dựa vào bản án giải quyết tranh chấp của Tòa.
Hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất (Hình từ Internet)
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất vô hiệu do nhầm lẫn là bao lâu?
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất vô hiệu do nhầm lẫn là được quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất vô hiệu do nhầm lẫn là 02 năm kể từ ngày người bị nhầm lẫn biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn.
Thời hạn thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất do các bên thỏa thuận hay luật ấn định?
Thời hạn thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất do các bên thỏa thuận hay luật ấn định, thì căn cứ theo Điều 434 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
2. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Như vậy, thời hạn thực hiện hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất do các bên thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?