Hợp đồng gia công trong thương mại là gì? Pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng này không?
- Hợp đồng gia công trong thương mại là gì? Pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng này không?
- Hợp đồng gia công trong thương mại bắt buộc phải có những nội dung nào?
- Trước khi thực hiện hợp đồng gia công cần thông báo cho cơ quan nào? Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng này?
Hợp đồng gia công trong thương mại là gì? Pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng này không?
Hợp đồng gia công được giải thích tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Dẫn chiếu đến Điều 178 Luật Thương mại 2005 giải thích về gia công trong thương mại như sau:
Gia công trong thương mại
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Theo đó, hợp đồng gia công trong thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Về hình thức của hợp đồng gia công trong thương mại được quy định tại Điều 179 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc hợp đồng gia công phải theo một hình thức cụ thể nào, hợp đồng gia công có thể được lập văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Hợp đồng gia công trong thương mại là gì? Pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng này không? (hình từ internet)
Hợp đồng gia công trong thương mại bắt buộc phải có những nội dung nào?
Hợp đồng gia công được quy định tại Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng gia công trong thương mại cần có tối thiểu 10 nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
- Tên, số lượng sản phẩm gia công.
- Giá gia công.
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
- Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
- Địa điểm và thời gian giao hàng.
- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
> > > Tham khảo một số mẫu hợp đồng gia công
Tải về Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng mới nhất 2024
Tải về Mẫu hợp đồng gia công phần mềm mới nhất 2024
Trước khi thực hiện hợp đồng gia công cần thông báo cho cơ quan nào? Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng này?
Thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công được quy định tại Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công
1. Trước khi thực hiện hợp đồng gia công, tổ chức, cá nhân thông báo hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu định kỳ với cơ quan Hải quan.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng gia công và quyết toán hoạt động gia công với cơ quan hải quan.
...
Theo đó, trước khi thực hiện hợp đồng gia công cần thông báo hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan.
Cũng theo quy định này thì Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng gia công và quyết toán hoạt động gia công với cơ quan hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?