Hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể được giao kết dưới hình thức hợp đồng điện tử hay không?
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể được giao kết dưới hình thức hợp đồng điện tử hay không?
- Bên đại diện tiết lộ cho người khác bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện sau khi chấm dứt hợp đồng đại diện có vi phạm pháp luật không?
- Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản được giao để đảm bảo việc thanh toán thù lao đại diện của bên giao đại diện hay không?
Hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể được giao kết dưới hình thức hợp đồng điện tử hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 142 Luật Thương mại 2005 có quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân cụ thể như sau:
Hợp đồng đại diện cho thương nhân
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định giải thích các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Và, theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể được giao kết dưới hình thức hợp đồng điện tử.
Hợp đồng đại diện cho thương nhân có thể được giao kết dưới hình thức hợp đồng điện tử hay không? (Hình từ Internet)
Bên đại diện tiết lộ cho người khác bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện sau khi chấm dứt hợp đồng đại diện có vi phạm pháp luật không?
Nghĩa vụ của bên đại diện thương nhân được quy định cụ thể tại Điều 145 Luật Thương mại 2005 cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của bên đại diện
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
2. Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
3. Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
4. Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
6. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên đại diện thương nhân có các nghĩa vụ như trên trong quan hệ hợp đồng đại diện thương nhân.
Trong đó, bên đại diện sẽ không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và 2 năm kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện.
Do đó, việc bên đại diện tiết lộ cho người khác bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời hạn 2 năm sau khi chấm dứt hợp đồng đại diện đã vi phạm nghĩa vụ của bên đại diện theo pháp luật thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản được giao để đảm bảo việc thanh toán thù lao đại diện của bên giao đại diện hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 149 Luật Thương mại 2005 có quy định về quyền cầm giữ cụ thể như sau:
Quyền cầm giữ
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.
Như vậy, ngoài quyền được hưởng thù lao đại diện được quy định tại Điều 147 Luật Thương mại 2005 và quyền yêu cầu bên giao đại diện thanh toán các khoản tiền phát sinh hợp lý quy định tại Điều 148 Luật Thương mại 2005 thì pháp luật thương mại cho phép bên đại diện được cầm giữ tài sản đã nhận từ bên giao đại diện để đảm bảo việc thanh toán các khoản thù lao, chi phí đã đến hạn trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quy định này nhằm giúp bên đại diện thương nhân có thể khắc phục thiệt hại, đảm bảo khả năng được thanh toán thù lao và chi phí hợp lý khác của hoạt động đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?