Hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam gồm những tổ chức, cá nhân? Quyền lợi của hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam là gì?
Hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam gồm những tổ chức, cá nhân?
Theo quy định tại Điều 1 Điều lệ của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV về tên Hội như sau:
Tên Hội
Tên giao dịch chính thức là Hội nuôi Ong Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: Vietnamese Beekeepers Association, viết tắt là: VBA
Hội Nuôi ong Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người nuôi ong và những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật phục vụ cho nghề nuôi ong.
Hội Nuôi ong Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà nội và có Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (việc đặt văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật).
Hội Nuôi ong Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hội do Đại hội thông qua được Bộ Nội vụ phê duyệt. Hội là thành viên của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước của được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hội Nuôi ong Việt Nam là thành viên Hội Nuôi ong Quốc tế (APIMONDIA), Hội Nuôi ong Châu Á (AAA).
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV về hội viên như sau:
Hội viên:
Các tổ chức và công dân Việt Nam trực tiếp nuôi ong hoặc công tác có liên quan đến ngành ong, tự nguyện tuân theo điều lệ của Hội và làm đơn xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp là hội viên của Hội Nuôi ong Việt Nam. Những người Việt Nam ở nước ngoài có kiến thức về ngành ong, nhiệt tình đóng góp cho Hội, có thể được được Ban Thường vụ xem xét kết nạp là hội viên tán trợ của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Theo quy định trên, những tổ chức và công dân Việt Nam trực tiếp nuôi ong hoặc công tác có liên quan đến ngành ong, tự nguyện tuân theo điều lệ của Hội và làm đơn xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp là hội viên của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Và những người Việt Nam ở nước ngoài có kiến thức về ngành ong, nhiệt tình đóng góp cho Hội, có thể được được Ban Thường vụ xem xét kết nạp là hội viên tán trợ của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Hội nuôi Ong Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Theo Điều 4 Điều lệ của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam như sau:
Hội viên có nhiệm vụ:
1. Tôn trọng, chấp hành điều lệ, Nghị quyết của Hội, tuyên truyền và phát triển hội viên mới, tích cực học tập và hoạt động để không ngừng nâng cao tay nghề, trình độ khoa học - kỹ thuật nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà Hội giao cho.
2. Bảo mật các tư liệu kinh tế, kỹ thuật của Hội khi chưa được công bố công khai và bảo vệ tài sản của Hội.
3. Tham gia sinh hoạt Hội đều đặn, đóng lệ phí và hội phí theo quy định của Hội.
Theo đó, Hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam có nhiệm vụ tôn trọng, chấp hành điều lệ, Nghị quyết của Hội, tuyên truyền và phát triển hội viên mới, tích cực học tập và hoạt động để không ngừng nâng cao tay nghề, trình độ khoa học - kỹ thuật nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà Hội giao cho.
Đồng thời hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam có nghĩa vụ bảo mật các tư liệu kinh tế, kỹ thuật của Hội khi chưa được công bố công khai và bảo vệ tài sản của Hội và tham gia sinh hoạt Hội đều đặn, đóng lệ phí và hội phí theo quy định của Hội.
Quyền lợi của hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV quy định về quyền lợi của hội viên như sau:
Hội viên có quyền lợi:
1. Thảo luận, tham gia ý kiến, biểu quyết, chất vấn, phê bình, kiến nghị về công tác của Hội.
2. Bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
3. Được Hội giúp đỡ trong sản xuất, kinh doanh, đào tạo, tư vấn, thông tin về nghề nuôi ong trong nước và quốc tế.
4. Được nhận tạp chí, thông tin chuyên ngành của Hội và hưởng các quyền lợi khác do Hội đặt ra.
5. Được xin ra khỏi Hội.
Hội viên tán trợ không được tham gia ứng cử, đề cử vào Ban lãnh đạo hội và biểu quyết các vấn đề của Hội.
Như vậy, hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có quyền thảo luận, tham gia ý kiến, biểu quyết, chất vấn, phê bình, kiến nghị về công tác của Hội.
Đồng thời hội viên Hội nuôi Ong Việt Nam cũng có quyền được nhận tạp chí, thông tin chuyên ngành của Hội và hưởng các quyền lợi khác do Hội đặt ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung phương án sử dụng đất kết hợp vào mục đích thương mại dịch vụ bao gồm những gì?
- Quyết định kỷ luật là gì? Mẫu quyết định thi hành kỷ luật công chức, viên chức mới nhất thuộc Bộ Tài chính?
- Hợp đồng bảo hiểm nhóm được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm là nhóm nào?
- Người khiếu nại chỉ được ủy quyền cho ai? Người được ủy quyền khiếu nại có thể ký vào đơn khiếu nại thay cho người khiếu nại không?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường thế nào theo quy định pháp luật về môi trường?