Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam gồm những thành phần nào? Hội viên liên kết có bắt buộc phải là người Việt Nam không?
Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam gồm những thành phần nào? Hội viên liên kết có bắt buộc phải là người Việt Nam không?
Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-BNV năm 2012 quy định về Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam như sau:
Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam
Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam gồm có hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
1. Hội viên chính thức: Các kỹ sư là công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đã và đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thiết kế, giảng dạy, chuyển giao công nghệ, khai thác sử dụng, đào tạo và quản lý doanh nghiệp, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, máy kéo, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu, dầu mỡ bôi trơn... thuộc chuyên ngành cơ khí, công nghiệp ô tô và các chuyên ngành khác có liên quan đến ô tô, tán thành Điều lệ của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam, tự nguyện đăng ký xin gia nhập Hội, đều có thể được Ban Thường vụ Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội;
2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự của Hội: Công dân Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên chính thức của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam nhưng tâm huyết, có nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp ô tô và sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và đóng hội phí được Ban Thường vụ Hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự của Hội.
Theo quy định nói trên Hội viên của Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam gồm có hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.
Trong đó có quy định hội viên liên kết là Công dân Việt Nam, tuy không có điều kiện trở thành hội viên chính thức.
Nhưng có tâm huyết, có nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp ô tô và sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và đóng hội phí được Ban Thường vụ Hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự của Hội.
Nhiệm vụ của hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam là gì?
Tại Điều 7 Điều lệ Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ của hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam như sau:
- Tôn trọng tôn chỉ, mục đích, chấp hành Điều lệ Hội, các nghị quyết của Hội, của Ban Chấp hành Hội.
- Tham gia tích cực vào các công việc của Hội.
- Tuyên truyền phát triển hội viên, bảo vệ danh dự, uy tín của Hội, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp chuyên môn.
- Đoàn kết, tương trợ với đồng nghiệp trong và ngoài Hội để cùng nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp, tích cực phổ biến kiến thức chuyên môn để góp phần nâng cao dân trí, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong xây dụng và phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
- Tham gia đầy đủ các sinh hoạt của Hội, sinh hoạt ở tổ chức cơ sở thuộc Hội, đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Hội.
Hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam có những quyền hạn như thế nào?
Quyền hạn của Hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam được quy định tại Điều 8 Điều lệ Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Quyền hạn của hội viên
1. Được tham gia thảo luận, biểu quyết tất cả các công việc của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Hội.
2. Được Hội giúp đỡ, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về khoa học kỹ thuật ô tô, được tham gia hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế. Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong nghề nghiệp theo đúng chuyên ngành.
3. Được Hội bảo trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để thực hiện các phát minh, sáng chế, các công trình nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ô tô, phát huy khả năng về mọi mặt liên quan đến nghề nghiệp theo khả năng của Hội.
4. Được cấp thẻ "Hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam" và hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
5. Được xin ra khỏi Hội.
6. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo Hội, không được biểu quyết các vấn đề của Hội.
Theo đó, một số quyền hạn của Hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam như sau:
- Được tham gia thảo luận, biểu quyết tất cả các công việc của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Hội.
- Được Hội giúp đỡ, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về khoa học kỹ thuật ô tô, được tham gia hội thảo, tập huấn trong nước và quốc tế. Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong nghề nghiệp theo đúng chuyên ngành.
- Được Hội bảo trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để thực hiện các phát minh, sáng chế, các công trình nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ô tô, phát huy khả năng về mọi mặt liên quan đến nghề nghiệp theo khả năng của Hội.
- Được cấp thẻ "Hội viên Hội Kỹ sư ô tô Việt Nam" và hưởng các quyền lợi khác do Hội quy định.
- Được xin ra khỏi Hội.
- Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo Hội, không được biểu quyết các vấn đề của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?