Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?

Cho tôi hỏi hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức gồm những thành phần nào? Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức gồm những thành phần nào?

Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:

Hội viên của Hội
1. Hội viên chính thức: Tất cả các tổ chức và công dân Việt Nam tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, hoàn thành thủ tục đăng ký hội viên và được Ban Thường vụ Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội.
2. Hội viên liên kết: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, với tinh thần tự nguyện giúp đỡ về tài chính, công sức, trí tuệ; tán thành Điều lệ Hội, có thể được Ban Thường vụ Hội, xét kết nạp là hội viên liên kết của Hội.
3. Hội viên danh dự: Những cá nhân Việt Nam tiêu biểu có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội, được Ban Chấp hành Hội chấp thuận.
4. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có quyền và trách nhiệm như hội viên khác của Hội, trừ quyền bầu cử, ứng cử vào các vị trí lãnh đạo của Hội và biểu quyết các vấn đề của Hội.

Theo đó, hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức gồm những thành phần sau đây:

- Hội viên chính thức: Tất cả các tổ chức và công dân Việt Nam tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, hoàn thành thủ tục đăng ký hội viên và được Ban Thường vụ Hội đồng ý, sẽ được gia nhập Hội.

- Hội viên liên kết: Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, với tinh thần tự nguyện giúp đỡ về tài chính, công sức, trí tuệ; tán thành Điều lệ Hội, có thể được Ban Thường vụ Hội, xét kết nạp là hội viên liên kết của Hội.

- Hội viên danh dự: Những cá nhân Việt Nam tiêu biểu có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội, được Ban Chấp hành Hội chấp thuận.

hội hữu nghị việt đức

Hữu nghị Việt Nam và Đức (Hình từ Internert)

Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:

Nhiệm vụ của hội viên
1. Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm giữ gìn và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức.
2. Tuyên truyền rộng rãi về Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút hội viên mới góp phần phát triển tổ chức, mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.
3. Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.
4. Đóng hội phí theo quy định của Hội.

Theo đó, hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ sau đây:

- Chấp hành Điều lệ và thực hiện các nghị quyết của Hội; tích cực tham gia các hoạt động của Hội nhằm giữ gìn và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức.

- Tuyên truyền rộng rãi về Hội trong nhân dân Việt Nam để thu hút hội viên mới góp phần phát triển tổ chức, mở rộng phạm vi hoạt động của Hội.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động và sinh hoạt của Hội.

- Đóng hội phí theo quy định của Hội.

Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những quyền hạn gì?

Theo Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 762/QĐ-BNV năm 2013 như sau:

Quyền của hội viên
1. Được tham gia ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cơ quan, chức vụ lãnh đạo của Hội.
2. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương và chương trình hoạt động của Hội.
3. Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội.
4. Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi khó khăn.
5. Được quyền xin ra khỏi Hội.

Theo đó, hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những quyền hạn sau đây:

- Được tham gia ứng cử, đề cử và bầu cử vào các cơ quan, chức vụ lãnh đạo của Hội (không áp dụng cho hội viên liên kết và hội viên danh dự).

- Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua các quyết định, chủ trương và chương trình hoạt động của Hội (quyền biểu quyết các vấn đề của Hội không áp dụng cho hội viên liên kết và hội viên danh dự).

- Được Hội giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động nhằm mục đích góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội.

- Được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức; được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi khó khăn.

- Được quyền xin ra khỏi Hội.

Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức là tổ chức gì? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
Pháp luật
Hội viên của Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức hoạt động với mục đích gì? Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức
716 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Hữu nghị Việt Nam và Đức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào