Hội Thống kê Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Đại hội đại biểu có phải là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Thống kê Việt Nam không?
Hội Thống kê Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Ban Chấp hành Hội.
3. Ban Thường vụ Hội.
4. Ban Kiểm tra Hội.
5. Văn phòng, cơ quan ngôn luận và các ban chuyên môn của Hội.
6. Chi hội, các tổ chức trực thuộc Hội (việc thành lập các tổ chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Thống kê Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
- Đại hội đại biểu toàn quốc.
- Ban Chấp hành Hội.
- Ban Thường vụ Hội.
- Ban Kiểm tra Hội.
- Văn phòng, cơ quan ngôn luận và các ban chuyên môn của Hội.
- Chi hội, các tổ chức trực thuộc Hội (việc thành lập các tổ chức theo quy định của pháp luật.
Hội Thống kê Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu có phải là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Thống kê Việt Nam không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định:
Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội, do Ban Chấp hành triệu tập 05 (năm) năm một lần với sự tham gia ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức và phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số lượng đại biểu và tỷ lệ phân bổ đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành Hội quyết định. Trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành Hội có thể triệu tập Đại hội bất thường, nhưng phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức của Hội đề nghị.
2. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận và thông qua những nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Hội (nếu có);
c) Thông qua báo cáo thu, chi tài chính trong nhiệm kỳ vừa qua và kế hoạch thu, chi tài chính nhiệm kỳ tới;
d) Quyết định số lượng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra; bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới;
đ) Quyết định những vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
3. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc biểu quyết thông qua các quyết định tại Đại hội phải được ít nhất trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Thống kê Việt Nam.
Ban Chấp hành Hội Thống kê Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Thống kê Việt Nam ban hành theo Quyết định 1016/QĐ-BNV năm 2012, có quy định:
Ban Chấp hành Hội
1. Các thành viên của Ban Chấp hành Hội là những người có trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm quản lý, điều hành; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; có tâm huyết với nghề thống kê và có uy tín cao.
2. Ban Chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành là 05 (năm) năm cùng với nhiệm kỳ Đại hội. Ban Chấp hành Hội họp mỗi năm 02 (hai) lần với sự tham gia ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội có thể triệu tập họp bất thường với điều kiện phải có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hội đề nghị. Ban Chấp hành Hội hoạt động theo nguyên tắc tập thể, thiểu số phục tùng đa số. Các quyết định của Ban Chấp hành Hội chỉ có giá trị khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành có mặt tán thành.
3. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hội:
a) Bầu và bãi miễn các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Ban Thường vụ;
b) Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Hội và các nghị quyết khác của Hội;
c) Thông qua báo cáo tổng kết công tác của Hội hàng năm và kế hoạch công tác cho năm tới;
d) Chuẩn bị các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội;
đ) Tổ chức các kỳ sinh hoạt hội viên, triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc theo nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường;
e) Trong trường hợp cần thiết, nếu có 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu thì Ban Chấp hành bầu bổ sung hội viên vào Ban Chấp hành Hội, số lượng ủy viên được bầu bổ sung không quá 10% (mười phần trăm) tổng số ủy viên của Ban Chấp hành Hội đã được Đại hội quyết định.
Theo quy định trên thì Ban Chấp hành Hội Thống kê Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Bầu và bãi miễn các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Ban Thường vụ;
- Triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Hội và các nghị quyết khác của Hội;
- Thông qua báo cáo tổng kết công tác của Hội hàng năm và kế hoạch công tác cho năm tới;
- Chuẩn bị các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội;
- Tổ chức các kỳ sinh hoạt hội viên, triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc theo nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường;
- Trong trường hợp cần thiết, nếu có 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu thì Ban Chấp hành bầu bổ sung hội viên vào Ban Chấp hành Hội, số lượng ủy viên được bầu bổ sung không quá 10% (mười phần trăm) tổng số ủy viên của Ban Chấp hành Hội đã được Đại hội quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?