Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Tố tụng Hành chính 2015 về việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính như sau:
Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án hành chính
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn theo quy định của Luật này.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Lưu ý: Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không? (Hình từ Internet)
Hội thẩm nhân dân được tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính khi nào?
Căn cứ vào Điều 39 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính.
4. Tiến hành hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Như vậy, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính khi được Chánh án Tòa án phân công.
Bên cạnh đó, tại Điều 154 Luật Tố tụng Hành chính 2015 về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính như sau:
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249 của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
2. Vụ án phức tạp.
Theo đó, hội đồng Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn.
Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
- Vụ án phức tạp.
Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hành chính trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định Điều 46 Luật Tố tụng Hành chính 2015 thì Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hành chính hoặc bị thay đổi trong trường hợp sau đây:
- Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
- Cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
- Đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành
(trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).
- Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Lưu ý:
- Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án quyết định.
- Tại phiên tòa, việc thay đổi Hội thẩm nhân dân do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
- Trường hợp phải thay đổi Hội thẩm nhân dân mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Hội thẩm nhân dân thay thế người bị thay đổi.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
(Điều 49 Luật Tố tụng hành chính 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?