Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức gì? Địa vị pháp lý của Hội Người cao tuổi được xác định như thế nào?
Hội người cao tuổi là tổ chức nào? Địa vị pháp lý và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội Người cao tuổi được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam; phát huy truyền thống Diên Hồng, kế thừa Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng thành lập; tích cực hoạt động góp phần cùng với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi, phục vụ sự nghiệp đổi mới, ổn định, bảo vệ, phát triển bền vững đất nước.
Về địa vị pháp lý của Hội Người cao tuổi được quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:
"Điều 4. Địa vị pháp lý
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, biểu tượng và cơ quan ngôn luận theo quy định của pháp luật.
2. Trụ sở của Hội đặt tại Hà Nội. Hội có thể đặt Văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật."
Nguyên tắc tổ chức của Hội Người cao tuổi Việt Nam được quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:
"Điều 6. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Hội tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2. Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai; quyết định theo đa số.
3. Hội Người cao tuổi Việt Nam có thể là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức ở Trung ương để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ Hội theo quy định của Điều lệ Hội và pháp luật."
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức gì?
Hội Người cao tuổi Việt Nam có quyền và nhiệm vụ nào?
Quyền và nhiệm vụ của Hội Người cao tuổi Việt Nam được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:
* Nhiệm vụ của Hội Người cao tuổi như sau:
- Nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Người cao tuổi, gồm:
+ Tập hợp, đoàn kết, động viên người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội Người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế - văn hóa - xã hội; giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên là người cao tuổi;
+ Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của Tổ quốc và của người cao tuổi.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội; tham gia tổ chức thực hiện tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Quyền hạn của Hội Người cao tuổi như sau:
- Tham gia với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người cao tuổi và thi hành Hiến pháp, Luật Người cao tuổi.
- Tham gia thực hiện một số hoạt động, dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn, giám sát các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực người cao tuổi và hoạt động của Hội theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Hội viên của Hội Người cao tuổi Việt Nam được quy định như thế nào?
* Hội viên của Hội Người cao tuổi được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:
- Công dân Việt Nam từ đủ 60 (sáu mươi) tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi cơ sở (nơi chưa có chi hội) đồng ý thì được công nhận là hội viên, được cấp thẻ hội viên. Trường hợp công dân Việt Nam từ 55 (năm mươi lăm) tuổi đến dưới 60 (sáu mươi) tuổi, tự nguyện và tích cực tham gia Hội hoặc được cử làm công tác Hội, được xem xét công nhận là hội viên.
- Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể về công nhận, xóa tên hội viên phù hợp Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên Hội Người cao tuổi được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Điều lệ Hội Người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 như sau:
- Nhiệm vụ của hội viên
+ Chấp hành Điều lệ Hội, các nghị quyết của Hội, tham gia sinh hoạt, hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội.
+ Tuyên truyền, giáo dục trong gia đình và xã hội về lòng yêu nước, đạo lý và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức của bản thân cho thế hệ trẻ.
+ Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân cùng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, các quy chế, quy ước của địa phương.
+ Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.
- Quyền của hội viên
+ Được Hội hướng dẫn, tạo điều kiện để hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Luật Người cao tuổi và các văn bản quy phạm pháp luật khác về chế độ, chính sách đối với người cao tuổi.
+ Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng trong sinh hoạt, hoạt động xây dựng Hội, trong việc phê bình, chất vấn, giám sát các cơ quan lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo của Hội về những vấn đề liên quan đến người cao tuổi và Hội Người cao tuổi.
+ Thảo luận và biểu quyết các chủ trương công tác của Hội, ứng cử, đề cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định của Điều lệ Hội.
+ Được Hội tạo điều kiện để chăm sóc và phát huy khả năng của mình; được bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn; được thăm hỏi khi ốm đau; được chúc thọ, mừng thọ khi đến tuổi quy định; được phúng viếng, tiễn đưa khi qua đời.
Như vậy, Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam; phát huy truyền thống Diên Hồng, kế thừa Hội Phụ lão cứu quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng thành lập; tích cực hoạt động góp phần cùng với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi, phục vụ sự nghiệp đổi mới, ổn định, bảo vệ, phát triển bền vững đất nước. Hội viên Hội Người cao tuổi Việt Nam khi tham gia vào Hội được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ theo Điều lệ của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?