Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia hoạt động hướng tới mục đích gì? Thực hiện những nhiệm vụ nào?
Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia hoạt động hướng đến những mục đích gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 quy định về mục đích hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia là tổ chức quần chúng rộng rãi của nhân dân Việt Nam, là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Mục đích của Hội hữu nghị Việt Nam “Campuchia là nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Theo đó, Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia là tổ chức quần chúng rộng rãi của nhân dân Việt Nam, là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Mục đích của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia là nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia (Hình từ Internert)
Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động
1. Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia hoạt động theo Điều lệ Hội, Điều lệ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các qui định của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Theo đó, Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia hoạt động theo Điều lệ Hội, Điều lệ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các qui định của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia có tư cách pháp nhân hay không?
Theo khoản 2 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 quy định như sau:
Nguyên tắc, phạm vi hoạt động
...
2. Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia (sau đây gọi tắt là Hội) có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trên phạm vi toàn quốc, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
...
Theo đó, Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nhiệm vụ của Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia như sau:
Nhiệm vụ
1. Giới thiệu các thông tin về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa, truyền thống đoàn kết, hữu nghị, sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước và những thành tựu phát triển nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
2. Tổ chức các đoàn trao đổi hữu nghị, trao đổi thông tin, các hoạt động giao lưu giữa các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhân sĩ, trí thức giữa nhân dân hai nước, trao đổi các đoàn hữu nghị giữa nhân dân hai nước và giới thiệu chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
3. Tham gia nghiên cứu, khuyến nghị, đề xuất các chính sách và biện pháp về phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Campuchia.
4. Khuyến khích, hỗ trợ, tham gia làm cầu nối thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch... giữa các đối tác của Việt Nam và Campuchia.
Theo đó, Hội hữu nghị Việt Nam và Campuchia thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Giới thiệu các thông tin về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa, truyền thống đoàn kết, hữu nghị, sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước và những thành tựu phát triển nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
- Tổ chức các đoàn trao đổi hữu nghị, trao đổi thông tin, các hoạt động giao lưu giữa các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, nhân sĩ, trí thức giữa nhân dân hai nước, trao đổi các đoàn hữu nghị giữa nhân dân hai nước và giới thiệu chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
- Tham gia nghiên cứu, khuyến nghị, đề xuất các chính sách và biện pháp về phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam và Campuchia.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tham gia làm cầu nối thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch... giữa các đối tác của Việt Nam và Campuchia.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/030623/hoi-huu-nghi-viet-campuchia-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QB/030623/hoi-huu-nghi-viet-campuchia.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi nào? Xe xin vượt phải có báo hiệu như thế nào? Trường hợp không được vượt xe?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu xin ý kiến về nhân sự chi ủy chi bộ mới nhất? Ai có nhiệm vụ lấy phiếu xin ý kiến về nhân sự chi ủy chi bộ?
- Mẫu Biên bản làm việc với chi ủy nơi cư trú của tổ kiểm tra chi bộ? Chi ủy nơi cư trú phải kịp thời phản ánh với ai khi đảng viên có hành vi VPPL?
- Lỗi chuyển làn không xi nhan ô tô trên cao tốc 2025 Nghị định 168: Mức phạt, có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Tài khoản 1331 là gì? Phương pháp kế toán Thuế GTGT được khấu trừ khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ thế nào?