Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 làm việc theo nguyên tắc nào?
- Trình tự làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ
1. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên khác. Thành viên hội đồng là chuyên gia về sở hữu trí tuệ, chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của nhiệm vụ, đại diện cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức khác có liên quan, trong đó có ít nhất 02 thành viên đã tham gia hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.
2. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN không được tham gia hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên khác.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 làm việc theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN như sau:
Nguyên tắc, trình tự và nội dung làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ
1. Nguyên tắc làm việc của hội đồng
a) Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ chỉ tiến hành họp khi có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với hội đồng có 07 thành viên) hoặc 07 thành viên (đối với hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) hội đồng và 02 ủy viên phản biện. Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp bằng văn bản theo biểu mẫu số B2-7-GUQ của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BKHCN;
b) Các thành viên hội đồng có trách nhiệm đánh giá hồ sơ một cách trung thực, khách quan và công bằng, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và chịu trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 làm việc theo nguyên tắc sau:
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì nhiệm vụ chỉ tiến hành họp khi có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với hội đồng có 07 thành viên) hoặc 07 thành viên (đối với hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) hội đồng và 02 ủy viên phản biện. Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng.
Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch hội đồng ủy quyền cho Phó Chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp bằng văn bản theo biểu mẫu số B2-7-GUQ của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BKHCN;
- Các thành viên hội đồng có trách nhiệm đánh giá hồ sơ một cách trung thực, khách quan và công bằng, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và chịu trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng.
Trình tự làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định như thế nào?
Trình tự làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 03/2021/TT-BKHCN như sau:
- Phiên họp hội đồng được tổ chức trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày lập Biên bản mở hồ sơ theo quy định.
Hội đồng làm việc theo trình tự và nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2017/TT-BKHCN (tuy nhiên từ ngày 27/11/2023 thì Thông tư 08/2017/TT-BKHCN hết hiệu lực và nội dung này được thay thế bằng Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BKHCN);
- Biên bản kiểm phiếu của hồ sơ được lập theo biểu mẫu B9-BBKP và Biên bản họp hội đồng được lập theo biểu mẫu B10-BBHĐTC ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BKHCN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?