Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có bao nhiêu cấp và đó là những cấp nào?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có bao nhiêu cấp và đó là những cấp nào?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có nhiệm vụ gì?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có bao nhiêu cấp và đó là những cấp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu được thành lập theo 3 cấp:
a) Hội đồng cấp cơ sở;
b) Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp Bộ, tỉnh);
c) Hội đồng cấp Nhà nước.
...
Như vậy Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có 03 cấp gồm:
- Hội đồng cấp cơ sở;
- Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp Bộ, tỉnh);
- Hội đồng cấp Nhà nước.
Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú (Hình từ Internet)
Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
...
3. Hội đồng xét tặng có nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức việc xét tặng đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
b) Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
c) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng trình Hội đồng có thẩm quyền;
d) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
...
Như vậy hội đồng xét tăng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có nhiệm vụ sau:
- Tổ chức việc xét tặng đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
- Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
- Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng trình Hội đồng có thẩm quyền;
- Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến việc xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”
...
4. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” làm việc theo nguyên tắc:
a) Dân chủ, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Các cuộc họp của Hội đồng xét tặng được tổ chức khi có ít nhất 75% thành viên Hội đồng tham dự trong Quyết định thành lập, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ Thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu theo Mẫu số 10, số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ, tỉnh trình, Hội đồng cấp Bộ, tỉnh chỉ xét các hồ sơ do hội đồng cấp cơ sở trình theo quy định tại Nghị định này; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Hội đồng cấp cơ sở chỉ trình hội đồng cấp Bộ, tỉnh, Hội đồng cấp Bộ, tỉnh chỉ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước chỉ trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên hội đồng;
đ) Thành viên Hội đồng xét tặng không là đối tượng xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”.
...
Như vậy Hội đồng xét tăng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú làm việc dựa trên những nguyên tắc sau:
- Dân chủ, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Các cuộc họp của Hội đồng xét tặng được tổ chức khi có ít nhất 75% thành viên Hội đồng tham dự trong Quyết định thành lập, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ Thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng phiếu bầu theo Mẫu số 10, số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 41/2015/NĐ-CP;
- Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp Bộ, tỉnh trình, Hội đồng cấp Bộ, tỉnh chỉ xét các hồ sơ do hội đồng cấp cơ sở trình theo quy định tại Nghị định này; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Hội đồng cấp cơ sở chỉ trình hội đồng cấp Bộ, tỉnh, Hội đồng cấp Bộ, tỉnh chỉ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước chỉ trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên hội đồng;
- Thành viên Hội đồng xét tặng không là đối tượng xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?