Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Tài chính theo từng kỳ thi theo nguyên tắc nào? Hội đồng thi tuyển theo từng kỳ thi khi hoàn thành nhiệm vụ thì có bị giải thể không?
Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Tài chính theo từng kỳ thi theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 9 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-BTC năm 2012, có quy định về về hội đồng tuyển dụng công chức như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng theo từng kỳ thi
…
b. Nhiệm vụ của Hội đồng:
- Thông báo tuyển dụng;
- Nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký dự tuyển dụng;
- Tổng hợp, phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi tuyển, xét tuyển;
- Tổ chức in sao đề thi; coi thi; làm phách bài thi; chấm thi; phúc khảo bài thi;
- Thông báo cho thí sinh kết quả điểm thi tuyển, xét tuyển, đồng thời báo cáo Bộ kết quả thi tuyển, xét tuyển (cả bản giấy và file mềm Microsoft Excel) thông qua Vụ TCCB để kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước;
- Tổng hợp kết quả điểm thi tuyển, xét tuyển chung (sau phúc khảo) báo cáo Bộ phê duyệt kết quả thi tuyển, xét tuyển chung (sau phúc khảo) và danh sách thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển, xét tuyển (danh sách kết quả thi tuyển, xét tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển được sắp xếp thứ tự theo tổng điểm từ cao xuống thấp, theo từng đơn vị, từng ngạch, từng chuyên ngành tuyển dụng).
c. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng: Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
d. Giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng có các tổ chức sau: Tổ Thư ký, Ban in sao đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo, Ban Hậu cần do Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng theo từng kỳ thi lựa chọn, quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Tài chính theo từng kỳ thi theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số; tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Tài chính theo từng kỳ thi theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển dụng công chức Bộ Tài chính theo từng kỳ thi khi hoàn thành nhiệm vụ thì có bị giải thể không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-BTC năm 2012, có quy định về hội đồng thi tuyển dụng theo từng kỳ thi như sau:
Hội đồng thi tuyển dụng theo từng kỳ thi
1. Hội đồng thi tuyển dụng công chức được thành lập theo quy định tại khoản 2, Điều 9 của Quy chế này.
2. Hội đồng thi được sử dụng con dấu, tài khoản của đơn vị có công chức làm Chủ tịch Hội đồng trong các hoạt động của Hội đồng.
3. Hội đồng thi tuyển hoạt động theo từng kỳ thi và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng thi tuyển dụng công chức Bộ Tài chính theo từng kỳ thi khi hoàn thành nhiệm vụ thì tự giải thể.
Chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng công chức Bộ Tài chính có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-BTC năm 2012, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
a. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;
b. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
c. Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi (theo mẫu số 03); Quyết định thành lập Ban in sao đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo, Ban hậu cần;
d. Bảo quản, lưu giữ đề thi theo đúng quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật; tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên đề thi tại ngân hàng đề thi của Bộ, để lựa chọn:
- Một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng (đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi viết);
- Hai đề thi chính thức (chẵn, lẻ) và hai đề thi dự phòng (chẵn, lẻ) đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi trắc nghiệm.
đ. Tổ chức việc in sao đề thi, coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;
e. Báo cáo Bộ xem xét, quyết định công nhận kết quả thi;
g. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng công chức Bộ Tài chính có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
- Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi (theo mẫu số 03); Quyết định thành lập Ban in sao đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo, Ban hậu cần;
- Bảo quản, lưu giữ đề thi theo đúng quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật; tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên đề thi tại ngân hàng đề thi của Bộ.
- Tổ chức việc in sao đề thi, coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;
- Báo cáo Bộ xem xét, quyết định công nhận kết quả thi;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?