Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ NNPTNT quản lý do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ NNPTNT quản lý do ai quyết định thành lập?
- Thành phần hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường gồm những ai?
- Phiên họp của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường phải có mặt ít nhất bao nhiêu thành viên?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ NNPTNT quản lý do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT quy định về hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
1. Bộ trưởng quyết định thành lập các hội đồng để tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường.
2. Thành phần hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp.
Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác. Các thành viên gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các chuyên gia có trình độ chuyên môn liên quan và am hiểu về nội dung thực hiện. Cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp không được là thành viên Hội đồng.
3. Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
a) Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, các ủy viên phản biện.
b) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp của hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp.
...
Như vậy, theo quy định, hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ NNPTNN quản lý do ai quyết định thành lập?(Hình từ Internet)
Thành phần hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT quy định về hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
1. Bộ trưởng quyết định thành lập các hội đồng để tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường.
2. Thành phần hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp.
Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác. Các thành viên gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các chuyên gia có trình độ chuyên môn liên quan và am hiểu về nội dung thực hiện. Cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp không được là thành viên Hội đồng.
3. Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
a) Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, các ủy viên phản biện.
b) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp của hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp.
...
Như vậy, theo quy định, thành phần hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường có từ 07 đến 09 thành viên, bao gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, hai thành viên là ủy viên phản biện và các thành viên khác.
Phiên họp của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường phải có mặt ít nhất bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT quy định về hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
...
3. Phương thức làm việc của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp
a) Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, các ủy viên phản biện.
b) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp của hội đồng. Trong trường hợp chủ tịch hội đồng vắng mặt, phó chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp.
c) Tài liệu phục vụ họp hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp gồm: Phiếu nhận xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường theo mẫu B5.PNX-NVMT, phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường theo mẫu B6.PĐG-NVMT, biên bản họp hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường theo mẫu B7.BBH-NVMT và biên bản kiểm phiếu theo mẫu B7a. BBKP-NVMT ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đánh giá hồ sơ thuyết minh theo thang điểm 100. Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình cao nhất và có tổng số điểm trung bình của các tiêu chí phải đạt tối thiểu 70/100, trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).
Hội đồng thảo luận thống nhất kiến nghị: những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ môi trường; các sản phẩm chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt; kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ môi trường; những điểm cần lưu ý để tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện hoàn thiện hồ sơ.
Như vậy, theo quy định, phiên họp của hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ môi trường phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, các ủy viên phản biện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?