Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được thành lập bởi những cơ quan nào?
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được thành lập bởi những cơ quan nào?
- Hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào?
- Việc giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào?
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được thành lập bởi những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Thành phần, trách nhiệm và hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị
1. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị bao gồm:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập;
b) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương thành lập;
c) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị và bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn được quy định như sau:
a) Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu cần thiết) và các thành viên khác là đại diện của người có thẩm quyền, cơ quan có liên quan và có thể có đại diện của hiệp hội nghề nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Hội đồng tư vấn không được là người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp với người ký đơn kiến nghị, cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định và người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là đại diện của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
c) Bộ phận thường trực của Chủ tịch Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân thuộc tổ chuyên gia, tổ thẩm định của gói thầu, dự án. Bộ phận thường trực thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu, nhà đầu tư có kiến nghị nộp.
Theo đó, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu sẽ được thành lập bởi các cơ quan sau:
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập;
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương thành lập;
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập.
Ngoài ra, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, nhà đầu tư.
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được thành lập bởi những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 93 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Theo đó, hoạt động của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị hoạt động theo từng vụ việc, làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình;
- Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin của gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh và các thông tin liên quan khác để thực hiện nhiệm vụ;
- Kết quả giải quyết kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền trong thời hạn 25 ngày đối với kiến nghị của nhà thầu, 35 ngày đối với kiến nghị của nhà đầu tư kể từ ngày Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập.
Việc giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:
Theo đó, việc giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được quy định như sau:
- Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức được kiến nghị người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật Đấu thầu 2023.
- Nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức chỉ được xem xét, giải quyết kiến nghị khi chưa gửi đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.
Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức khởi kiện, khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.
- Nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức có quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị.
Xem thêm: Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn biểu cảm về ngày Tết cổ truyền hay, chọn lọc? Viết bài cảm nghĩ về ngày Tết? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Lịch Countdown 2025 chi tiết như thế nào? Countdown 2025 tổ chức vào thời gian nào, ở đâu?
- Viết đoạn văn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? Mẫu viết đoạn văn về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Mẫu cam kết nguồn cung cấp tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng là mẫu nào?
- 10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Xử phạt hành vi xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thế nào?