Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học do ai quyết định thành lập? Phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Việc thành lập Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học do ai quyết định?
Việc thành lập Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo
1. Căn cứ đề xuất của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo quy định tại Điều 8 Thông tư này để tư vấn, giúp Bộ trưởng xem xét, quyết định việc cập nhật Danh mục, bao gồm cập nhật Danh mục ngành chính thức và cập nhật Danh mục ngành thí điểm (theo mẫu tại Phụ lục II).
...
Theo quy định trên, căn cứ đề xuất của cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo, gọi tắt là Hội đồng theo quy định để tư vấn, giúp Bộ trưởng xem xét, quyết định việc cập nhật Danh mục, bao gồm cập nhật Danh mục ngành chính thức và cập nhật Danh mục ngành thí điểm theo mẫu tại Phụ lục I và Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT.
Xem thêm Danh mục ngành chính thức tại đây: Tải về
Xem thêm Danh mục ngành thí điểm của giáo dục đại học tại đây:
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học gồm những ai? Có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học gồm những ai được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo
...
2. Cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm quản lý hoặc có trình độ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực, ngành liên quan;
b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành liên quan chính yếu tới ngành đào tạo; đại diện một số cơ sở đào tạo; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và chuyên gia khác.
...
Như vậy, theo đó, Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo của giáo dục đại học gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm quản lý hoặc có trình độ chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực, ngành liên quan;
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có:
- Đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành liên quan chính yếu tới ngành đào tạo;
- Đại diện một số cơ sở đào tạo;
- Đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và chuyên gia khác.
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo thực hiện những nhiệm vụ gì và có quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo
...
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
a) Xác định các ngành cần bổ sung, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ trong Danh mục theo quy định tại Thông tư này;
b) Xem xét việc đáp ứng các điều kiện về bổ sung ngành mới, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục theo quy định tại Thông tư này; yêu cầu đại diện các cơ sở đào tạo cung cấp bổ sung minh chứng, báo cáo giải trình nếu cần thiết;
c) Thảo luận, biểu quyết, báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định về những nội dung cập nhật Danh mục;
d) Thực hiện trách nhiệm giải trình về những nội dung báo cáo, đề nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Hội đồng tư vấn danh mục ngành đào tạo thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn như sau:
- Xác định các ngành cần bổ sung, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ trong Danh mục theo quy định tại Thông tư này;
- Xem xét việc đáp ứng các điều kiện về bổ sung ngành mới, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục theo quy định tại Thông tư này; yêu cầu đại diện các cơ sở đào tạo cung cấp bổ sung minh chứng, báo cáo giải trình nếu cần thiết;
- Thảo luận, biểu quyết, báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định về những nội dung cập nhật Danh mục;
- Thực hiện trách nhiệm giải trình về những nội dung báo cáo, đề nghị với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý: Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?