Hội đồng thành viên SCIC có thẩm quyền quyết định về hình thức con dấu của doanh nghiệp hay không?
Hội đồng thành viên SCIC là gì?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp SCIC như sau:
Đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC.
2. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội đồng thành viên của SCIC là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp và phần vốn góp do SCIC tiếp nhận và đầu tư.
Từ quy đinh trên thì Hội đồng thành viên SCIC là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp SCIC.
Hội đồng thành viên sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp và phần vốn góp do SCIC tiếp nhận và đầu tư.
Hội đồng thành viên SCIC có thẩm quyền quyết định về hình thức con dấu của doanh nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Hội đồng thành viên SCIC có thẩm quyền quyết định về hình thức con dấu của doanh nghiệp hay không?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân như sau:
Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
1. SCIC tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và theo Điều lệ này.
2. SCIC có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy định về con dấu và sử dụng con dấu:
a) SCIC có 01 con dấu, Hội đồng thành viên quyết định về hình thức, nội dung con dấu của SCIC;
b) Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc SCIC quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. SCIC có các chi nhánh, công ty, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
Như vậy, Hội đồng thành viên SCIC sẽ có thẩm quyền quyết định về hình thức, nội dung con dấu của SCIC.
Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng con đấu của doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành cũng sẽ do Hội đồng thành viên SCIC thực hiện.
Doanh nghiệp SCIC có thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh thì có phải Hội đồng thành viên SCIC sẽ có trách nhiệm ra quyết định sửa đổi?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp SCIC như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại SCIC và vốn của SCIC đầu tư tại doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác do đại diện chủ sở hữu nhà nước giao;
b) Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đã tiếp nhận theo quy định hiện hành.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư và kinh doanh vốn vào ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn: Đầu tư, tài chính; chuyển đổi, quản trị, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
- Các ngành, nghề khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
3. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, Hội đồng thành viên SCIC quyết định ban hành, sửa đổi phụ biểu ngành đăng ký kinh doanh khớp theo mã ngành kinh tế Việt Nam sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính để thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp SCIC có sự thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh thì Hội đồng thành viên SCIC sẽ ra quyết định sửa đổi phụ biểu ngành đăng ký kinh doanh khớp theo mã ngành kinh tế Việt Nam sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính để thực hiện đăng ký kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?