Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do ai thành lập? Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do ai thành lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 43/2024/TT-BCT có quy định về Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương như sau:
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương
1. Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là Thứ trưởng phụ trách Vụ Khoa học và Công nghệ;
b) Phó Chủ tịch gồm: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
c) Các Ủy viên do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
3. Vụ Tổ chức cán bộ là Cơ quan thường trực của Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ của Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở và ký xác nhận sáng kiến.
...
Như vậy, Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập.
Bên cạnh đó, Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương là cơ quan do ai thành lập? Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 43/2024/TT-BCT có quy định về Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương như sau:
Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương
...
4. Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo Quy chế tổ chức, hoạt động do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Cuộc họp của Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương được tổ chức khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham dự bao gồm trực tiếp và online. Chủ trì cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền.
5. Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động của Hội đồng sáng kiến từ ngân sách Nhà nước cấp cho Bộ Công Thương hoặc các nguồn kinh phí khác phù hợp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương làm việc theo Quy chế tổ chức, hoạt động do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Ngoài ra, cuộc họp của Hội đồng Sáng kiến Bộ Công Thương được tổ chức khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham dự bao gồm trực tiếp và online.
Chủ trì cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền.
Cá nhân cần phải đạt tiêu chuẩn nào để được xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ Công Thương?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 43/2024/TT-BCT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Bằng khen của Bộ Công Thương
1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng;
b) Có quá trình công tác trong các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Công Thương, được xét tặng trước khi nghỉ chế độ hưu trí;
c) Đạt nhiều thành tích trong công tác có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Công Thương góp phần xây dựng và phát triển ngành Công Thương Việt Nam nhân dịp kỷ niệm (năm tròn và năm lẻ 5) ngày thành lập ngành Công Thương hoặc đơn vị;
d) Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
2. Bằng khen của Bộ Công Thương để tặng cho tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức khác thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng;
b) Đạt nhiều thành tích trong công tác có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Công Thương góp phần xây dựng và phát triển ngành Công Thương Việt Nam nhân dịp kỷ niệm (năm tròn và năm lẻ 5) ngày thành lập ngành Công Thương hoặc đơn vị.
3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương để tặng cho hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Công Thương Việt Nam.
4. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Như vậy, bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng 2022;
- Có quá trình công tác trong các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Công Thương, được xét tặng trước khi nghỉ chế độ hưu trí;
- Đạt nhiều thành tích trong công tác có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Công Thương góp phần xây dựng và phát triển ngành Công Thương Việt Nam nhân dịp kỷ niệm (năm tròn và năm lẻ 5) ngày thành lập ngành Công Thương hoặc đơn vị;
- Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh bao gồm những gì theo Nghị quyết 76? Định hướng tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập thế nào?
- Nội dung đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị mới nhất 2025?
- Tổng hợp tranh vẽ Vì một cuộc sống xanh Nói không với thuốc lá 2025? Vẽ tranh tuyên truyền chống tác hại của thuốc lá?
- Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên dự kiến lấy tên nào? Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
- Ngoài lương hưu, CBCC nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế (còn từ 2–5 năm đến tuổi nghỉ hưu và đủ điều kiện BHXH) sẽ được hưởng thêm những chế độ gì?