Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Nghị quyết của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi nào?
Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng quản trị
1. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị.
2. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng thành viên góp vốn và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hội đồng quản trị có từ 02 (hai) đến 11 (mười một) thành viên do Đại hội đồng thành viên góp vốn bầu và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 (năm) năm.
Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là những người có vốn góp xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có số vốn góp theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có nhiệm kỳ 5 năm.
Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Nghị quyết của Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có hiệu lực khi nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng quản trị
...
4. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng quản trị được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín tại cuộc họp Đại hội đồng thành viên góp vốn.
5. Hội đồng quản trị họp thường kỳ ba tháng một lần. Các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp. Các thành viên của Hội đồng quản trị bình đẳng về quyền biểu quyết.
Nội dung các cuộc họp phải được ghi biên bản và thông qua tại cuộc họp, phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và thư ký cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên của Hội đồng quản trị nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
...
Theo đó, nghị quyết của Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bằng phiếu kín tại cuộc họp và chỉ có hiệu lực khi được quá nửa số thành viên của Hội đồng quản trị nhất trí.
Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có quyền đề nghị công nhận Hiệu trưởng không?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Quyết nghị thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ để trình Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét thông qua; kiến nghị Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, nhà trẻ khi cần thiết hoặc kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị.
3. Quyết nghị thông qua các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của nhà trường, nhà trẻ; quy định về việc hoàn vốn, rút vốn và chuyển nhượng vốn phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính.
4. Huy động các nguồn vốn để xây dựng nhà trường, nhà trẻ; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo về tài chính hàng năm của nhà trường, nhà trẻ tại cuộc họp để Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét thông qua.
5. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
6. Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng.
...
Như vậy, Hội đồng quản trị của trường mẫu giáo tư thục có quyền để cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?