Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phải trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề gì? Hội đồng quản trị trực tiếp ra những quyết định gì?

Cho tôi hỏi, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phải trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề gì? Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội trực tiếp ra những quyết định gì? Câu hỏi của anh Dũng ở Quảng Bình.

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phải trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
1. Trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật các Tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Phê duyệt Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Các cơ chế chính sách tín dụng đối với tổ chức và cá nhân thuộc diện được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Mức lãi suất cho vay ưu đãi;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát và các ủy viên khác của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.
...

Theo quy định trên, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phải trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề sau:

- Quyết định những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật các Tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Phê duyệt Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Các cơ chế chính sách tín dụng đối với tổ chức và cá nhân thuộc diện được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Mức lãi suất cho vay ưu đãi;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát và các ủy viên khác của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền những công việc do Tổng Giám đốc trình như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 23 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
...
2. Xem xét trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền những công việc do Tổng Giám đốc trình:
a) Kế hoạch tín dụng và kế hoạch tài chính hàng năm;
b) Xử lý các rủi ro trong quá trình hoạt động;
c) Quyết toán tài sản và tài chính năm;
d) Chế độ tiền lương; quy chế quản lý tài chính; chế độ chi trả phí dịch vụ ủy thác, thù lao, hoa hồng.
...

Như vậy, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền những công việc do Tổng Giám đốc trình các vấn đề sau:

- Kế hoạch tín dụng và kế hoạch tài chính hàng năm;

- Xử lý các rủi ro trong quá trình hoạt động;

- Quyết toán tài sản và tài chính năm;

- Chế độ tiền lương; quy chế quản lý tài chính; chế độ chi trả phí dịch vụ ủy thác, thù lao, hoa hồng.

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội trực tiếp ra những quyết định gì?

Theo khoản 3 Điều 23 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
...
3. Hội đồng quản trị trực tiếp ra quyết định:
a) Ban hành các văn bản quy định về: hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc;
b) Phê duyệt báo cáo hàng năm của Trưởng Ban Kiểm soát;
c) Xem xét việc khởi kiện hoặc bị kiện liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Quyết định biên chế; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh và các tổ chức khác trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; Quy chế làm việc, Quy chế trả lương; Quy chế khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Chính sách xã hội;
đ) Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;
e) Thông qua kế hoạch sử dụng lao động hàng năm, báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm; báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội;
g) Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất lên các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định;
h) Kiểm tra các hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp;
i) Quyết định về nhân sự Ban Kiểm soát; mở, sáp nhập, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, các Chi nhánh và Phòng giao dịch.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Theo quy định trên, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội trực tiếp ra những quyết định sau:

- Ban hành các văn bản quy định về: hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc;

- Phê duyệt báo cáo hàng năm của Trưởng Ban Kiểm soát;

- Xem xét việc khởi kiện hoặc bị kiện liên quan đến Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Quyết định biên chế; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành tại trụ sở chính; cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh và các tổ chức khác trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; Quy chế làm việc, Quy chế trả lương; Quy chế khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;

- Thông qua kế hoạch sử dụng lao động hàng năm, báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm; báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất lên các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định;

- Kiểm tra các hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp;

- Quyết định về nhân sự Ban Kiểm soát; mở, sáp nhập, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, Trung tâm đào tạo, các Chi nhánh và Phòng giao dịch.

Ngân hàng Chính sách xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách Xã hội mua bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế thì cần xin phép Ngân hàng Nhà nước hay không?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không? Ngân hàng có được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu không?
Pháp luật
Quỹ khen thưởng của Ngân hàng Chính sách xã hội có được dùng để thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Ngân hàng không?
Pháp luật
Từ ngày 30/03/2024, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ không cho học sinh, sinh viên vay vốn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là bao nhiêu %? Nguồn thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Người chấp hành xong án phạt tù có thể vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua hình thức nào?
Pháp luật
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện những hoạt động ngoại hối nào trên thị trường quốc tế mà không cần xin phép Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Mẫu thông báo số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội của các tổ chức tín dụng nhà nước là mẫu nào?
Pháp luật
Mục đích sử dụng các quỹ của Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quy định của pháp luật là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Chính sách xã hội
468 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Chính sách xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào