Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi bao gồm những thành phần nào? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ Quỹ Nhân ái người cao tuổi ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BNV năm 2011 như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do sáng lập viên thành lập Quỹ đề cử. Việc thay đổi thành viên, xem xét bổ sung thêm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ do sáng lập viên thành lập Quỹ xem xét, quyết định phù hợp với quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ không quá 5 năm, trừ trường hợp người đó từ chức, không đủ tư cách hoặc bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do sáng lập viên thành lập Quỹ đề cử.
Quỹ Nhân ái người cao tuổi (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ Quỹ Nhân ái người cao tuổi ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BNV năm 2011 như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Thông qua kế hoạch, phương hướng hoạt động của Quỹ;
b) Thông qua danh sách các đối tượng được tuyển chọn tài trợ;
c) Huy động các nguồn vốn hợp pháp cho Quỹ;
d) Quyết định tổ chức các hoạt động xã hội để gây Quỹ;
đ) Kiểm tra xem xét xác định phương châm điều hành và kế hoạch hoạt động của Quỹ;
e) Xác định cơ cấu tổ chức của Quỹ;
g) Bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
h) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ;
i) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về sử dụng nguồn thu của Quỹ;
k) Phê duyệt báo cáo tài chính của Quỹ và kế hoạch tài chính của năm tiếp theo;
l) Tổ chức thực hiện quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, đổi tên, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và giải thể Quỹ theo quy định của pháp luật;
m) Kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính và quyết toán của Quỹ;
n) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thông qua kế hoạch, phương hướng hoạt động của Quỹ;
- Thông qua danh sách các đối tượng được tuyển chọn tài trợ;
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp cho Quỹ;
- Quyết định tổ chức các hoạt động xã hội để gây Quỹ;
- Kiểm tra xem xét xác định phương châm điều hành và kế hoạch hoạt động của Quỹ;
- Xác định cơ cấu tổ chức của Quỹ;
- Bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
- Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ;
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về sử dụng nguồn thu của Quỹ;
- Phê duyệt báo cáo tài chính của Quỹ và kế hoạch tài chính của năm tiếp theo;
- Tổ chức thực hiện quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, đổi tên, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và giải thể Quỹ theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính và quyết toán của Quỹ;
- Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ Quỹ Nhân ái người cao tuổi ban hành kèm theo Quyết định 1299/QĐ-BNV năm 2011 như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và quyết định tất cả vấn đề liên quan đến Quỹ;
b) Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ 06 (sáu) tháng một lần;
c) Nếu có vấn đề phát sinh, bất cứ thành viên nào trong Hội đồng quản lý Quỹ cũng có thể triệu tập họp Hội đồng bằng cách gửi thư thông báo trước ít nhất một tuần cho các thành viên còn lại;
d) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên tán thành. Trừ trường hợp quyết định bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) thành viên tán thành.
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ Nhân ái người cao tuổi hoạt động theo nguyên tắc như sau:
- Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và quyết định tất cả vấn đề liên quan đến Quỹ;
- Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ 06 tháng một lần;
- Nếu có vấn đề phát sinh, bất cứ thành viên nào trong Hội đồng quản lý Quỹ cũng có thể triệu tập họp Hội đồng bằng cách gửi thư thông báo trước ít nhất một tuần cho các thành viên còn lại;
- Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 thành viên tán thành. Trừ trường hợp quyết định bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có ít nhất trên 1/2 thành viên tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?