Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định như sau:
Hội đồng gồm các nhà khoa học, nhà quản lý trong ngành Thống kê có uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp với nghiệp vụ thống kê, có phẩm chất tốt và tinh thần trách nhiệm cao, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và số lượng thành viên Hội đồng do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định. Nhiệm kỳ Hội đồng KH&CN là 5 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có nhiệm kỳ là 5 năm.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng:
1. Chủ tịch Hội đồng
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo quy định tại Quy chế và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về hoạt động của Hội đồng;
- Phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên của Hội đồng;
- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Hội đồng;
- Phê duyệt báo cáo và kiến nghị đối với những vấn đề đã được đưa ra thảo luận tại Hội đồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng cực trưởng Tổng cục Thống kê giao.
2. Phó chủ tịch kiêm Ủy viên Thường trực Hội đồng
- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các nhiệm vụ được phân công phụ trách;
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch cho các cuộc họp của Hội đồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch Hội đồng giao.
3. Ủy viên Hội đồng
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; nghiên cứu chuẩn bị tốt và tham gia ý kiến về các vấn đề được đưa ra thảo luận ở Hội đồng hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch, Phó Chủ tịch;
- Đề nghị Hội đồng thảo luận những vấn đề do mình phát hiện và xét thấy có lợi cho phát triển KH&CN của Ngành và quản lý tài liệu, số liệu được cung cấp theo quy định của Tổng cục Thống kê và của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo quy định tại Quy chế và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về hoạt động của Hội đồng;
- Phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên của Hội đồng;
- Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Hội đồng;
- Phê duyệt báo cáo và kiến nghị đối với những vấn đề đã được đưa ra thảo luận tại Hội đồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng cực trưởng Tổng cục Thống kê giao.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê ban hành kèm theo Quyết định 895/QĐ-TCTK năm 2013, có quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu tại cuộc họp. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu ngang nhau quyền quyết định của Hội đồng thuộc về bên có ý kiến của người chủ trì cuộc họp Hội đồng (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch). Trường hợp ủy viên Hội đồng không đồng ý thì có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi nhận đầy đủ trong biên bản họp Hội đồng để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xem xét quyết định;
2. Kết luận cuộc họp của Hội đồng phải được ghi thành biên bản và được Hội đồng thông qua, có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và Thư ký Hội đồng
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Thống kê làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu tại cuộc họp.
Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu ngang nhau quyền quyết định của Hội đồng thuộc về bên có ý kiến của người chủ trì cuộc họp Hội đồng (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch).
Trường hợp ủy viên Hội đồng không đồng ý thì có quyền bảo lưu ý kiến và được ghi nhận đầy đủ trong biên bản họp Hội đồng để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xem xét quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?
- Bằng lái xe máy giả bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt hành vi sử dụng bằng lái xe máy giả theo Nghị định 168?