Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề gì?
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ theo hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2010, có quy định về chức
Chức năng của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
1. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Hội đồng có tên giao dịch tiếng Anh là National Council for Cultural Heritage (NCCH).
2. Hội đồng thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ với hai hình thức: tư vấn theo yêu cầu và tư vấn độc lập.
3. Hội đồng có con dấu và tài khoản riêng.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng (không bao gồm tiền lương) được ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong ngân sách hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thực hiện tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ theo hình thức là tư vấn theo yêu cầu và tư vấn độc lập.
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Hình từ Internet)
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2010, có quy định về
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng
1. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề:
a) Phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích quốc gia đặc biệt;
c) Công nhận bảo vật quốc gia;
d) Đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
đ) Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
e) Đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới;
g) Các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội;
h) Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về di sản văn hóa.
2. Thẩm định đối với hồ sơ về di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
3. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề quan trọng khác về di sản văn hóa do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc Hội đồng thấy cần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức các hoạt động của Hội đồng (các phiên họp thường kỳ và đột xuất, chuyên đề, khảo sát, hội thảo khoa học, hợp tác quốc tế…).
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề sau:
- Phương hướng, chiến lược, các chính sách lớn về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
- Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích quốc gia đặc biệt;
- Công nhận bảo vật quốc gia;
- Đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
- Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;
- Đề nghị UNESCO đưa di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới;
- Các vấn đề khoa học về di sản văn hóa liên quan đến các dự án lớn về kinh tế - xã hội;
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về di sản văn hóa.
Thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2010, có quy định về những nguyên tắc chung như sau:
Những nguyên tắc chung
1. Các thành viên Hội đồng tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Các đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực.
2. Hội đồng họp thường kỳ 6 tháng một lần. Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng triệu tập các phiên họp bất thường.
3. Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng (tỷ lệ 2/3 được tính bao gồm cả các thành viên vắng mặt có lý do, nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp).
Như vậy, theo quy định trên thì các thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia hoạt động với tư cách cá nhân nhà khoa học, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc.
Các đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?