Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội là gì? Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân không?
Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội là gì?
Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội quy định ở Điều 2 Điều lệ Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2017 cụ thể:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội (sau đây viết tắt là Hội) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện thành lập của các công dân, tổ chức Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành điều dưỡng đang sinh sống, hoạt động hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục đích của Hội nhằm tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, phát triển ngành điều dưỡng thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu, đào tạo cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên và tham gia đào tạo, phổ biến, ứng dụng, phát triển các kỹ thuật và dịch vụ điều dưỡng phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Theo đó, Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện thành lập của các công dân, tổ chức Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành điều dưỡng đang sinh sống, hoạt động hợp pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân của Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội quy định ở Điều 3 Điều lệ Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2017 cụ thể:
Tư cách pháp nhân, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng, hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Trụ sở của Hội đặt tại: Số 4, phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Như vậy, Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân.
Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có quyền hạn gì?
Quyền hạn của Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội quy định ở Điều 6 Điều lệ Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2017 cụ thể:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan Nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội và theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội được phép hoạt động. Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật;
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc Hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với Điều lệ hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì Hội quyết định thành lập pháp nhân và có hồ sơ báo cáo theo quy định với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, Sở Y tế thành phố Hà Nội.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí trong những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Thành phố giao; được nhận các nguồn tài trợ, giúp đỡ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Điều dưỡng thành phố Hà Nội có quyền hạn sau:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan Nhà nước; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội và theo quy định của pháp luật.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội được phép hoạt động. Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật;
Khi có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập pháp nhân thuộc Hội hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với Điều lệ hội mà pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh thì Hội quyết định thành lập pháp nhân và có hồ sơ báo cáo theo quy định với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, Sở Y tế thành phố Hà Nội.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí trong những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Thành phố giao; được nhận các nguồn tài trợ, giúp đỡ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?