Hội đã được thành lập trước năm 1975 nhưng không hoạt động có tự chấm dứt giải thể hội hay không?
Hội đã được thành lập trước năm 1975 nhưng không hoạt động có tự chấm dứt giải thể hội không?
Căn cứ Điều 20, Điều 21 Nghị định 258-TTg năm 1957 hướng dẫn Luật quyền lập hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành (văn bản có hiệu lực thời điểm năm 1970) quy định:
"Điều 20. – Khi hội tự giải tán theo điều lệ thì việc thanh toán tài sản phải theo đúng điều lệ và phải được cơ quan có thẩm quyền nói ở điều 10 trên đây duyệt trước khi tiến hành.
Điều 21. – Khi hội đã bị giải tán hoặc tự giải tán thì:
1) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày hội quyết định tự giải tán hoặc từ ngày nhận được quyết định của chính quyền giải tán hội, Ban chấp hành phải đăng bản công bố quyết định giải tán hội trên một tờ báo hàng ngày, hoặc nếu ở địa phương không có báo hàng ngày, thì phải yết thị bản công bố ấy tại Ủy ban Hành chính các nơi có trụ sở hội và chi nhánh.
2) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày đã thanh toán xong tài sản của hội, Ban chấp hành phải nộp tất cả giấy tờ sổ sách của hội cho cơ quan có thẩm quyền nói ở điều 10 trên đây."
Theo đó, khi hội tự giải tán theo Điều lệ phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt trước khi tiến hành.
Tuy nhiên Nghị định 258-TTg năm 1957 hiện đã hết hiệu lực và văn bản thay thế đang có hiệu lực là Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì không có quy định về giải tán hội hay tự giải tán hội. Vì vậy hiện nay hội muốn giải thể thì phải thực hiện theo thủ tục tại Nghị định này.
Hội đã được thành lập trước năm 1975 nhưng không hoạt động có tự chấm dứt giải thể hội hay không?
Giải thể hội được thực hiện trong trường hợp nào?
Tại quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì có các trường hợp giải thể hội bao gồm:
- Tự giải thể theo các trường hợp quy định tại Điều 26 Nghị định này gồm:
+ Hết thời hạn hoạt động;
+ Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;
+ Mục đích đã hoàn thành.
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể. Cụ thể theo Điều 29 Nghị định này như sau:
+ Hội không hoạt động liên tục mười hai tháng;
+ Khi có nghị quyết của đại hội về việc hội tự giải thể mà ban lãnh đạo hội không chấp hành;
+ Hoạt động của hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Như vậy dù không còn quy định nhưng hội tự giải tán và ngưng hoạt động trong vòng 12 tháng liên tục thì sẽ bị cho giải thể.
Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép giải thể hội?
Cơ quan có thẩm quyền cho phép giải thể anh tham khảo Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP như sau:
"Điều 14. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã."
Khi giải thể hội thì tài sản, tài chính của hội được giải quyết như thế nào?
Khi giải thể hội thì tài sản, tài chính của hội được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 45/2010/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể; hợp nhất; sáp nhập; chia, tách
1. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của hội được giải quyết như sau:
a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?