Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập năm nào? Mục đích hoạt động của Hội là gì?
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập năm nào?
Theo khoản 3 Điều 1 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 quy định về tên gọi, biểu tượng, ngày thành lập như sau:
Tên gọi, biểu tượng, ngày thành lập
1. Tên tiếng Việt: Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam.
2. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có biểu tượng riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
3. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam thành lập ngày 19 tháng 12 năm 2004.
Theo quy định trên, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập ngày 19 tháng 12 năm 2004.
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam (Hình từ Internet)
Mục đích hoạt động của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là tổ chức xã hội tập hợp lực lượng cựu thanh niên xung phong cả nước đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam do Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện; đã lập công xuất sắc trong kháng chiến được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng.
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam đại diện ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của cựu thanh niên xung phong cả nước. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gắn bó mật thiết với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết cựu thanh niên xung phong trong cả nước qua các thời kỳ cách mạng, nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống đối với lực lượng thanh niên xung phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên hội viên giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, tiến hành các hoạt động nghĩa tình đồng đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó, mục đích hoạt động của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là tập hợp, đoàn kết cựu thanh niên xung phong trong cả nước qua các thời kỳ cách mạng, nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống đối với lực lượng thanh niên xung phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời động viên hội viên giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, tiến hành các hoạt động nghĩa tình đồng đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quyền hạn của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 230/QĐ-BNV năm 2015 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động và Điều lệ Hội.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ của Hội.
3. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cựu thanh niên xung phong; để đạt tâm tư nguyện vọng chính đáng của cựu thanh niên xung phong đến cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
4. Tham gia với các cơ quan có thẩm quyền về giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong đối với thế hệ trẻ.
6. Tạo nguồn thu trên cơ sở hội phí của hội viên và hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
7. Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được thành lập các pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
9. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
Như vậy, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?