Hội Cựu chiến binh Việt Nam có thể được thành lập tại doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng hay không?
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có thể thành lập tại doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng không?
Theo Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:
a) Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
3. Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:
a) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
b) Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.
4. Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
b) Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
Theo đó, Hội Cựu chiến binh Việt Nam có thể được thành lập tại doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo mấy cấp? Có thể thành lập Hội tại doanh nghiệp không? (hình từ internet)
Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng những chính sách, chế độ nào?
Theo Điều 10 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách, chế độ đối với Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của tổ chức chính trị - xã hội khác; khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác áp dụng quy định này tùy điều kiện cụ thể của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm công tác kiêm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của các đoàn thể chính trị - xã hội khác.
3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:
b) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội khác theo quy định hiện hành.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và những người thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:
a) Ở cấp xã: Đối với Chủ tịch cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo); đối với Phó Chủ tịch cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng; thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Như vậy, cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng những chính sách, chế độ như tại quy định trên.
Kinh phí hoạt động của Hội cựu chiến binh tại doanh nghiệp được lấy từ những nguồn nào?
Theo Điều 9 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh, cụ thể bao gồm:
- Nguồn thu hội phí;
- Nguồn viện trợ, tài trợ;
- Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
+ Kinh phí của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương do ngân sách Trung ương bảo đảm.
+ Kinh phí của Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.
- Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác;
- Các nguồn thu khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?