Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức gì? Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay thì Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức gì? Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Mong được giải đáp, tôi cảm ơn - Câu hỏi của chị Trang (Hậu Giang).

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là gì?

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Hình từ Internet)

Theo Điều 2 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:

Tôn chỉ, Mục đích, địa vị pháp lý
1. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (sau đây viết tắt là Hội) là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, không phân biệt thành Phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo.
2. Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp Phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam; hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài Khoản và biểu trưng riêng.

Căn cứ trên quy định Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, không phân biệt thành Phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo.

Mục đích cao cả của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp Phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam; hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài Khoản và biểu trưng riêng.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
...
2. Nhiệm vụ của Hội:
a) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
b) Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.
c) Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.
d) Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.

Theo đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.

- Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.

- Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.

- Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.

Quyền hạn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được quy định thế nào?

Theo khoản 3 Điều 5 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những quyền hạn sau đây:

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo.

- Tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.

- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Hội Chữ thập đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
8 tháng 5 là ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Biểu tượng chữ thập đỏ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tại sao lấy ngày 8/5 hằng năm là Ngày chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế? Ý nghĩa của ngày này?
Pháp luật
Vì sao ngày 23/11 được lấy là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập?
Pháp luật
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11) hằng năm được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hội Chữ thập đỏ có được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước? Hội chữ thập đỏ sử dụng nguồn kinh phí cho những hoạt động gì?
Pháp luật
Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là ngày nào? Năm nay có tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội không?
Pháp luật
Chức năng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là gì? Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là ai? Cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được phân thành bao nhiêu loại cán bộ?
Pháp luật
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là cơ quan nào? Nhiệm vụ của cơ quan đó là gì?
Pháp luật
Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do ai bầu ra? Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hội là bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Chữ thập đỏ
3,844 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Chữ thập đỏ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào