Học viện Ngoại giao có là tổ chức sự nghiệp công lập không? Học viện Ngoại giao có các khoa nào?
Học viện Ngoại giao có là tổ chức sự nghiệp công lập không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 07/2019/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Vị trí và chức năng
1. Học viện Ngoại giao là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại.
2. Học viện Ngoại giao có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu có hình Quốc huy, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Học viện Ngoại giao là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại; đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại.
Học viện Ngoại giao có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu có hình Quốc huy, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Học viện Ngoại giao (Hình từ Internet)
Học viện Ngoại giao có các khoa nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 07/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao;
2. Viện Biển Đông;
3. Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại;
4. Trung tâm Thông tin, Tư liệu;
5. Văn phòng;
6. Ban Đào tạo;
7. Phòng Quản lý khoa học;
8. Khoa Lý luận chính trị;
9. Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao;
10. Khoa Kinh tế quốc tế;
11. Khoa Luật quốc tế;
12. Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại;
13. Khoa Tiếng Anh;
14. Khoa Tiếng Pháp;
15. Khoa Tiếng Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Ngoại giao; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
Giám đốc Học viện Ngoại giao quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị từ khoản 7 đến khoản 15 Điều này.
Như vậy, Học viện Ngoại giao có các khoa sau:
- Khoa Lý luận chính trị;
- Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao;
- Khoa Kinh tế quốc tế;
- Khoa Luật quốc tế;
- Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại;
- Khoa Tiếng Anh;
- Khoa Tiếng Pháp;
- Khoa Tiếng Trung Quốc.
Học viện Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 07/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao:
(1) Về nghiên cứu khoa học:
- Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông, quan hệ quốc tế, các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, luật pháp, văn hóa và chính sách đối ngoại của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước;
- Nghiên cứu, xây dựng lý luận quan hệ quốc tế của Việt Nam trên cơ sở tổng kết lịch sử ngoại giao Việt Nam và lịch sử, lý luận quan hệ quốc tế;
- Tổ chức nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động đối ngoại;
- Hợp tác, trao đổi học thuật với các trường đại học, học viện, viện, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao;
- Là cơ quan đầu mối trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khoa học - công nghệ khác của Bộ Ngoại giao.
(2) Về đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học về quan hệ quốc tế, luật quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế, ngoại ngữ và các chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật;
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại, nghiệp vụ ngoại giao, kỹ năng công tác đối ngoại, ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của các bộ, ngành, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức trong ngành ngoại giao và cán bộ làm công tác đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương; tiến hành kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại, ngoại ngữ của các đối tượng liên quan theo quy định và thẩm quyền được giao;
- Liên kết đào tạo đại học và sau đại học, hợp tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao, ngoại ngữ với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước và nước ngoài;
- Tổ chức thực hiện các quy trình kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật.
(3) Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, tài liệu giảng dạy về đối ngoại, lịch sử ngoại giao Việt Nam và thế giới, quan hệ quốc tế và các lĩnh vực liên quan.
(4) Tham gia thực hiện công tác tuyên truyền đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước.
(5) Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài chính và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
(6) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và phân cấp của Bộ Ngoại giao.
(7) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?