Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc cơ quan nào? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo Quyết định 171/QĐ-BKHCN năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo Quyết định số 516/QĐ-TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ; là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Học viện thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.
2. Tên giao dịch của Học viện:
Tiếng Việt: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Tiếng Anh: Posts and Telecommunications Institute of Technology (viết tắt: PTIT).
3. Học viện có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và có cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. Học viện là đơn vị sự nghiệp công lập, được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành của nhà nước, của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc cơ quan nào? (Hình từ internet)
14 nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hiện nay ra sao?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 171/QĐ-BKHCN năm 2025 có quy định về 14 nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hiện nay như sau:
(1) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm của Học viện.
(2) Tổ chức đào tạo ở trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức đào tạo các trình độ khác khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, cấp phép theo quy định; phát triển các hình thức, chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm sự liên thông giữa các trình độ và hình thức đào tạo.
(3) Tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
(4) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng; tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản phẩm, dịch vụ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất; đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn; phát triển, thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
(5) Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sử dụng và quản lý, viên chức và người lao động; xây dựng đội ngũ giảng viên của Học viện phù hợp với quy định của pháp luật.
(6) Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức, người lao động và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
(7) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
(8) Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền.
(9) Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Học viện.
(10) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Học viện đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.
(11) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện.
(12) Học viện được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung: thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tổ chức bộ máy, nhân sự; tài chính; chính sách hỗ trợ, học bổng, học phí; đầu tư, liên doanh liên kết và mua sắm; cơ chế giám sát theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
(13) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
(14) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao.
Tổ chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bao gồm những đơn vị nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 171/QĐ-BKHCN năm 2025 thì tổ chức chức của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bao gồm những đơn vị sau:
(1) Đối với các đơn vị chức năng: bao gồm các phòng, trung tâm thực hiện chức năng quản lý hành chính tập trung.
- Văn phòng.
- Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư.
- Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế.
- Phòng Đào tạo.
- Phòng Giáo vụ.
- Phòng Chính trị và Công tác sinh viên.
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Trung tâm Đào tạo Quốc tế.
- Trung tâm Dịch vụ.
(2) Đối với đơn vị đào tạo: bao gồm các khoa, trung tâm, viện đào tạo; trong mỗi khoa, viện đào tạo có một số bộ môn.
- Khoa Cơ bản 1; Khoa Cơ bản 2.
- Khoa Công nghệ thông tin 1; Khoa Công nghệ thông tin 2.
- Khoa Kỹ thuật Điện tử 1; Khoa Kỹ thuật Điện tử 2.
- Khoa Viễn thông 1; Khoa Viễn thông 2.
- Khoa Quản trị kinh doanh 1; Khoa Quản trị kinh doanh 2.
- Khoa Tài chính Kế toán 1.
- Khoa Đa phương tiện.
- Khoa An toàn thông tin.
- Khoa Trí tuệ nhân tạo.
- Khoa Đào tạo sau đại học.
- Trung tâm Thí nghiệm - Thực hành.
- Viện Lãnh đạo, Quản trị và Quản lý Việt Nam.
(3) Cơ sở Học viện tại thành phố Hồ Chí Minh.
(4) Các đơn vị trực thuộc Học viện bao gồm:
- Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện.
- Viện Kinh tế Bưu điện.
- Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông CDIT.
- Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông.
Ngoài ra, Trong quá trình hoạt động, Học viện có thể thành lập, giải thể, sáp nhập, đổi tên các tổ chức thuộc Học viện. Việc thành lập, giải thể, sáp nhập đổi tên các tổ chức thuộc Học viện do Học viện quyết định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm không? 4 biện pháp được áp dụng gồm những gì?
- Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân? Tải Thông tư 01 2025?
- Hàng rào điện được thiết kế như thế nào? Điện áp sử dụng cho hàng rào điện được quy định ra sao?
- Quan trắc mặn tự động là gì? Yếu tố vị trí được quy định ra sao? Trang thiết bị bao gồm những gì?
- Hướng dẫn cách làm thiệp làm tặng mẹ đơn giản chúc mừng Ngày của Mẹ? Mẫu thiệp tặng Ngày của Mẹ ra sao?